Bị SSI định giá cổ phiếu ở mức 25.050 đồng, SHB có nợ xấu khủng tới đâu?

Cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) hồi phục nhanh trong nhóm cổ phiếu ngân hàng mặc cho SSI dự báo có thể về 25.000 đồng.
Sau 2 ngày giảm mạnh với nhiều mã giảm tới 15-20% và về vùng giá thấp nhất của 2-3 tuần trở lại đây, sang phiên giao dịch 9/6, các cổ phiếu ngân hàng đã đảo chiều tăng trở lại ấn tượng.
Đứng đầu về mức tăng điểm là SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) tăng 7,9% lên 31.300 đồng/cp, đầu phiên sáng, có lúc giá SHB xuống 27.500 đồng/cp.
Việc giảm sâu tăng sốc không quá lạ đối với các cổ đông của ngân hàng này. Trong tháng 4 vừa qua, cổ phiếu SHB mang lại khá nhiều cảm xúc chỉ trong 1 phiên giao dịch.
Chuỗi tăng sốc 5 phiên giao dịch với kịch bản cổ phiếu được kéo giá tăng mạnh (có thể lên giá trần) vì một lệnh giao dịch khủng chỉ trong vài phút ngắn ngủi.
Vào 14h29 của phiên giao dịch 1/4, khoảng 10 triệu lệnh khủng với mức giá 27.700 đồng và 27.800 đồng được bơm vào cổ phiếu SHB.
Ngay lập tức kéo thị giá cổ phiếu này từ mức 25.000 đồng lên vèo 27.800 đồng, tương ứng với mức tăng đến 7,4% so với mốc tham chiếu.
Về cuối phiên 1/4, cổ phiếu SHB tuy không tăng trần nhưng cũng có mức tăng khá ấn tượng 5,1% lên 27.000 đồng/cp, khối lượng giao dịch gần 30 triệu đơn vị.
Vào phiên 31/3, cổ phiếu SHB cũng gây sự chú ý với các nhà đầu tư với diễn biến tăng giá đột biến.
Tại thời điểm 11h19, cổ phiếu SHB vẫn còn được giao dịch tại mức giá 22.800 đồng/cp, tức giảm 3% so với tham chiếu. Tuy nhiên, chỉ ngay sau đó 1 phút, một lệnh 23 triệu cổ phiếu đã được khớp tại mức giá trần 25.800 đồng/cp.
Kết phiên cổ phiếu SHB hụt đà tăng trần, song vẫn đạt mức tăng tới 9,4%, giá kết phiên đạt 25.700 đồng/cp. Khối lượng giao dịch đạt gần 60 triệu đơn vị, tương đương giá trị gần 1.500 tỷ đồng.
"Hiện tượng" một lệnh lớn cổ phiếu khớp với giá trần vào cuối phiên sáng cũng đã xảy ra trong các ngày 26/3 và 29/3, kéo thị giá cổ phiếu tăng cao.
Bi SSI dinh gia co phieu o muc 25.050 dong, SHB co no xau khung toi dau?
 Diễn biến đà tăng của SHB.
Con trai lớn Chủ tịch nhập cuộc gom cổ phiếu
Diễn biến tăng mạnh cổ phiếu SHB có thể đến từ việc con trai lớn của bầu Hiển là ông Đỗ Quang Vinh, Phó Giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ SHB, kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên SHB Finance - công ty con của SHB, đăng ký mua vào 500.000 cổ phiếu SHB.
Giao dịch dự kiến được thực hiện theo hình thức khớp lệnh và thỏa thuận. Thời gian mua từ ngày 10/6-8/7. Trước giao dịch, ông Vinh không sở hữu cổ phiếu SHB nào.
Ngược lại, ông Đỗ Vinh Quang - con trai ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) có thông báo bán 500.000 cp SHB từ ngày 16/4-14/5 để cơ cấu khoản đầu tư cá nhân.
Hồi cuối tháng 1 đầu tháng 2/2020, ông Đỗ Vinh Quang đã gây hoang mang giới tài chính khi chính thức chi tới hàng trăm tỷ đồng để mua thành công 35,9 triệu cp SHB ngay vùng đáy (6.000-6.500 đồng/cp), nâng tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng lên mức 2,98% vốn.
Dù có sự hồi phục khá mạnh, song trong báo cáo gần nhất, SSI Research lại điều chỉnh PB mục tiêu lên 1,6x từ mức 1,4x và sử dụng BVPS trung bình 2021 và 2022, giá mục tiêu 1 năm là 25.050 đồng/cp, giảm 19% so với giá hiện tại, do đó hạ khuyến nghị từ TRUNG LẬP còn KÉM KHẢ QUAN đối với SHB.
Yếu tố tác động tăng đến khuyến nghị: Thu nhập bất thường từ thoái vốn SHB Finance, SHB Lào và SHB Campuchia; thời gian phát hành cổ phiếu sớm hơn ước tính. Yếu tố tác động giảm đến khuyến nghị: Nợ xấu và nợ tái cơ cấu cao hơn ước tính, lãi suất huy động tăng sớm hơn ước tính.
Bi SSI dinh gia co phieu o muc 25.050 dong, SHB co no xau khung toi dau?-Hinh-2
 
Nợ xấu của SHB so với các ngân hàng khác
Tổng nợ xấu tính đến ngày 31/3/2021 của SHB vượt hơn 5.865 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất 77%, vượt 1.248 tỷ đồng. Kết quả kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng nhẹ từ mức 1,83% đầu năm lên 1,89%.
Tính trong 26 ngân hàng (có công bố thông tin nợ xấu), tổng số dư nợ xấu nội bảng các ngân hàng đến thời điểm 31/3/2021 đã tăng 5,3% so với cuối năm trước lên gần 93.268 tỷ đồng.
Tổng nợ xấu lớn nhất thuộc về ACB, Vietcombank và MB. Riêng ngân hàng SHB ở vị trí thứ 5, sau đó là Sacombank (5.292 tỷ đồng), MB (4.185 tỷ đồng), VIB (3.065 tỷ đồng), ACB (2.954 tỷ đồng), HDBank (2.835 tỷ đồng).
Tại thời điểm cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu của SHB giảm xuống mức 1,7%, mức thấp nhất kể từ khi nhận sáp nhập Habubank tới nay, tỷ lệ nợ xấu và nợ bán VAMC giảm xuống dưới 3%. Việc tăng cường chi phí dự phòng của SHB cũng giúp cho tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại 31/12/2020 của SHB ở mức 70%, mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
Trong các năm tiếp theo, SHB đề ra kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh thu hồi nợ và trích dự phòng để xử lý toàn bộ trái phiếu VAMC. Mục tiêu đến cuối năm 2022, SHB không còn trái phiếu VAMC.
Nhìn chung, bức tranh nợ xấu trong quý 1/2021 dường như còn tốt hơn so với cuối năm 2020, bất chấp nhiều dự báo trước đây rằng nợ xấu sẽ "bung" ra trong năm 2021.
Dù vậy, đây mới chỉ là những con số nợ xấu nội bảng dễ nhận thấy trên bảng cân đối kế toán của các nhà băng. Trong khi đó, nợ xấu tiềm ẩn từ số dư nợ được cơ cấu lại vẫn chưa thể hiện rõ ràng.
Trong báo cáo phân tích mới đây, ngân hàng HSBC cũng lưu ý rằng, mặc dù nợ xấu được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Việt chỉ tăng nhẹ vào năm 2020, nhưng nên lưu ý đến rủi ro nợ xấu có hệ thống đang gia tăng.
Nếu tính cả các "khoản cho vay bị suy giảm giá trị", nợ xấu ước tính sẽ tăng từ dưới 5% vào năm 2019 lên 7% năm 2020. HSBC cũng giải thích các khoản cho vay bị giảm giá trị là định nghĩa rộng hơn về nợ xấu, bao gồm thêm các khoản nợ đã bán cho VAMC và các khoản vay được cơ cấu lại theo Quyết định 780.
Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN