Chị em phụ nữ bàng hoàng khi đi bơi dính ngay bệnh vùng kín

Hiểm họa vào những ngày hè oi nóng tại các bể bơi công cộng, chị em phụ nữ rất dễ bị dính các căn bệnh vùng kín như nhiễm nấm âm đạo gây hoang mang và khổ sở cho chị em.
Chi em phu nu bang hoang khi di boi dinh ngay benh vung kin
Ảnh minh họa - Internet 
Nhiễm nấm âm đạo từ bể bơi
Chị Nguyễn Thị Thương trú tại Hà Đông, Hà Nội kể những ngày tháng bị nấm candida hành hạ. Vốn là người sạch sẽ nên việc chăm sóc vùng kín của mình luôn chu đáo. Chị Thương kể 34 tuổi nhưng chưa khi nào chị mất tiền mua thuốc đặt âm đạo vì nhiễm nấm vùng kín.
Chị Thương nhớ lần đi chơi ở công viên nước về. Vài ngày sau chị thấy vùng kín rất khó chịu, ngứa ngáy đủ kiểu không hết. Là người bán thuốc nhiều năm, chị Thương đoán ngay có khả năng bị nhiễm nấm candida.
Chị tự lấy thuốc đặt và bôi nhưng chỉ được những ngày dùng thuốc đặt phụ khoa là không ngứa, cứ hết thuốc lại ngứa.
Những cơn ngứa khiến chị không biết kêu cùng ai, gãi không được. Chị Thương trở nên cáu gắt với chồng con. Chị kể “ngứa ngáy khó chịu lắm, chồng mà đòi hỏi là cáu ngay với chồng, con mà mè nheo là ăn đánh ngay”. Chồng chị thấy vợ thường đặt thuốc mà vẫn kêu ngứa, anh còn ghen bóng ghen gió “chắc đi đổi gió bên ngoài nên mới bị ngứa chứ từ trước đến nay có ngứa ngáy gì đâu”. Chị Thương chẳng biết nói gì mà chỉ nghĩ có thể do chị đi chơi công viên nước, nước không được sạch sẽ nên nhiễm nấm âm đạo.
Gần đây, tháng nào cũng phải đặt thuốc, khí hư lúc nào cũng nhiều dạng bột trắng và hôi khủng khiếp nên chị Thương quyết định đi khám phụ khoa. Làm xét nghiệm bác sĩ chẩn đoán chị bị nhiễm nấm candida âm đạo.
Hay như trường hợp của chị Hoàng Thị Trâm trú tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội cũng thế. Cứ đến mùa hè chị lại bị nấm candida đều như bệnh thường niên. Chị Trâm nghĩ có thể do mùa hè môi trường nóng, ẩm nên vùng kín dễ mắc viêm nhiễm.
Không chỉ bị nấm ở âm đạo mà vùng niêm mạc miệng của chị cũng bị một lớp bột trắng bao phủ gây mùi khó chịu. Chị đi khám bác sĩ cho biết đó là do nấm candida lây từ âm đạo lên miệng do thói quen quan hệ bằng miệng của vợ chồng chị. Dù người chồng không có biểu hiện của nấm nhưng có thể mang vi khuẩn nấm và truyền cho vợ. Điều trị không dứt điểm dẫn đến bệnh lây lan sang cả đường miệng họng.
Khi đặt thuốc và điều trị nấm, bác sĩ khuyên chị Trâm không nên đi bơi nữa để tiêu diệt vi nấm, ngoài ra chồng chị cũng phải uống thuốc.
Bệnh dễ lây lan
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung – Trung tâm sản phụ khoa Thái Hà cho biết, trường hợp nhiễm nấm từ bể bơi hay gặp vào mùa hè. Đây là loại nấm có tên Candida Albican thường ký sinh ở một số nơi trên da và bên trong âm đạo gây ra. Khi môi trường axit trong âm đạo thay đổi, mất cân bằng, nấm sẽ có cơ hội bùng phát. Đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng, tiết ra nhiều mồ hôi cộng thêm trang phục bó sát người đã tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sinh sôi, lan rộng ở “vùng kín’ của chị em, dẫn đến các bệnh phụ khoa.
Loại nấm này có thể phát tán ra môi trường, lây chéo nhau. Một người có bị viêm nhiễm, dịch thoát ra ngoài kéo theo vi khuẩn, những người khác hoàn toàn có thể bị lây. Trong môi trường bể bơi, phòng thay đồ đều có nguy cơ nhiễm nấm từ bất cứ ai trong đó chỉ cần một người có nhiễm nấm.
Đặc biệt, không ít người có thói quen thuê quần áo bơi, đây là thói quen cực kỳ nguy hiểm vì vi khuẩn nấm hay bám ở đồ lót, giặt giũ thông thường vẫn không hết được.
Khi bị nấm, nếu không phát hiện và điều trị triệt để bệnh nhân dễ tái đi, tái lại và có nguy cơ bị bội nhiễm do vi trùng có thể gây viêm nhiễm vùng chậu, viêm nhiễm và làm tắc ống dẫn trứng buộc phải cắt bỏ, viêm tử cung có mủ bên trong dẫn đến nguy cơ tử vong sẽ rất cao nếu mủ vỡ ra. Ngoài ra, khi nhiễm nấm còn lây sang cho chồng và có trường hợp nấm trắng họng vì quan hệ bằng đường miệng, gây ho tưởng nhầm với viêm họng hạt. Khi kiểm tra bác sĩ lấy dịch xét nghiệm thì đó là nấm candida.
Đặc biệt, nấm candida albican có thể gây nhiễm nấm miệng cho em bé trong quá trình sinh đẻ. Nhiều trường hợp mẹ bầu bị nhiễm nấm nhưng không biết nên dẫn đến lúc sinh con bằng đường sinh thường, truyền vi khuẩn nấm cho em bé vô tình gây bệnh cho trẻ.
Theo Đời sống pháp luật

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN