Nhìn lại trận đánh đầu tiên “vít cổ” máy bay tàng hình Mỹ

Những cải tiến về khí tài của Nam Tư, sai lầm trong cách sử dụng F-117A kết hợp nhiều yếu tố khác được xem là nguyên nhân chính khiến máy bay tàng hình tối tân nhất bị tên lửa cổ lỗ bắn hạ đêm ngày 27/3/1999.
  • Nhin lai tran danh dau tien “vit co” may bay tang hinh My (2)
    Sự kiện ngày 27/3/1999 có thể nói là đã khiến cả thế giới phải chấn động, sững sờ. Tuy nhiên, câu hỏi mà nhiều quốc gia cùng đặt dấu "?" cho tới tận ngày hôm nay là việc làm thế nào để lực lượng phòng không cổ lỗ của Nam Tư có thể bắn rơi máy bay tàng hình hiện đại nhất hành tinh. Nguồn ảnh: Aviationist.
  • Nhin lai tran danh dau tien “vit co” may bay tang hinh My (2)-Hinh-2
    Dẫu vậy, qua nhiều nghiên cứu của các bên liên quan gồm cả Đại tá Zoltan Dani - chỉ huy Lữ đoàn tên lửa 250 - đơn vị bắn rơi máy bay F-117A bằng một quả đạn Neva-M, người ta đã dựng "bức tranh toàn cảnh" những giây phút "chấn động" đêm hôm đó. Nguồn ảnh: Aviationist.
  • Nhin lai tran danh dau tien “vit co” may bay tang hinh My (2)-Hinh-3
    Theo đó, việc cải tiến hệ thống tên lửa S-125 Neva-M (NATO gọi là SA-3) và những sai lầm của Mỹ trong chiến thuật sử dụng máy bay F-117A, sự chủ quan nghĩ rằng Nam Tư không bao giờ có thể phát hiện được máy bay tàng hình đã tạo ra "thảm họa khiến họ bàng hoàng". Nguồn ảnh: Aviationist.
  • Nhin lai tran danh dau tien “vit co” may bay tang hinh My (2)-Hinh-4
    Theo các nguồn tài liệu, trước khi chiến tranh xảy ra, Nam Tư đã cải biên hệ thống radar của tên lửa S-125 do Liên Xô cung cấp nhằm có thể phát hiện được các máy bay tàng hình của Mỹ để kịp thời cung cấp vị trí, hướng bay và cao độ cho các lực lượng không quân, phòng không của nước này. Nguồn ảnh: Aviationist.
  • Nhin lai tran danh dau tien “vit co” may bay tang hinh My (2)-Hinh-5
    Chi tiết hơn, hệ thống radar của Nam Tư đã có cải tiến đáng kể với việc sử dụng bước sóng dài để cho phép nó có thể phát hiện được máy bay tàng hình ở khoảng cách gần. Nguồn ảnh: Aviationist.
  • Nhin lai tran danh dau tien “vit co” may bay tang hinh My (2)-Hinh-6
    Mặc dù vậy, việc cải tiến radar vẫn chưa đủ để phát hiện được F-117A. Mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh bắn rơi F-117A của Nam Tư chính là khoảnh khắc chiếc máy bay tàng hình này mở cửa khoang bom. Nguồn ảnh: Aviationist.
  • Nhin lai tran danh dau tien “vit co” may bay tang hinh My (2)-Hinh-7
    Khi khoang bom của chiếc F-117A được mở, về mặt lý thuyết thì F-117A đã mất đi tính tàng hình do bề mặt giảm thiểu phản xạ sóng radar của nó bị chia cắt. Nguồn ảnh: Aviationist.
  • Nhin lai tran danh dau tien “vit co” may bay tang hinh My (2)-Hinh-8
    Chính việc mở khoang bom để triển khai những quả bom 900 kg đã khiến máy bay tàng hình F-117A bị dàn radar mặt đất của Nam Tư phát hiện và khoá chặt ngay lập tức. Nguồn ảnh: Aviationist.
  • Nhin lai tran danh dau tien “vit co” may bay tang hinh My (2)-Hinh-9
    Bên cạnh đó, có một điều lạ lùng là Mỹ đã sử dụng y nguyên một đường bay dành cho máy bay ném bom trong suốt nhiều ngày liền - việc này khiến cho việc dự đoán và bắt bám máy bay ném bom đơn giản hơn nhiều so với không quân Nam Tư. Nguồn ảnh: Aviationist.
  • Nhin lai tran danh dau tien “vit co” may bay tang hinh My (2)-Hinh-10
    Kết hợp các yếu tố trên đã giúp lực lượng phòng không Nam Tư tóm cổ được máy bay ném bom tàng hình F-117A của Mỹ một cách dễ dàng ngay trong ngày thứ ba của cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu. Nguồn ảnh: Combat.
  • Nhin lai tran danh dau tien “vit co” may bay tang hinh My (2)-Hinh-11
    Cho tới tận ngày hôm nay, dù Nam Tư đã tan rã nhưng "cựu" lực lượng phòng không của Nam Tư vẫn giữ kỷ lục là lực lượng duy nhất trên thế giới bắn hạ được máy bay tàng hình trong thực chiến. Điều mà cả Liên Xô trước đây hay Nga, Trung Quốc sau này đều chưa thể làm được. Nguồn ảnh: Aviation.
  • Mời độc giả xem Video: Cận cảnh máy bay ném bom tàng hình F-117A Nighthawk - loại máy bay tàng hình duy nhất từng bị bắn hạ trong thực chiến.
Tuấn Anh

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN