Vì sao lịch sử “lãng quên” những nữ khoa học gia này?

Trong lịch sử từng có những nhà khoa học nữ tài năng và có đóng góp đáng kể cho các phát hiện khoa học nhưng công việc của họ lại bị lãng quên vì phân biệt giới tính hoặc bị ăn cắp phát minh.
Vi sao lich su “lang quen” nhung nu khoa hoc gia nay?
1. Ida Tacke: Năm 1925, nhà hóa học trẻ Ida Tacke tuyên bố khám phá ra 2 nguyên tố còn thiếu trong bảng tuần hoàn của Mendeleev. Khám phá của Ida về Rhenium 75 chưa bao giờ gặp phải tranh luận, nhưng nguyên tố 43 mà Ida gọi là Masurium bị các nhà khoa học khác hoài nghi và từ chối.
Vi sao lich su “lang quen” nhung nu khoa hoc gia nay?-Hinh-2
Ngày nay, nguyên tố đó gọi là Technetium, được khám phá bởi Carlo Perrier và Emilio Segre. Nghiên cứu mô tả tiến trình cơ bản của phản ứng phân hạch hạt nhân của Ida cũng hoàn toàn bị bác bỏ và chỉ được công nhận 5 năm sau đó.
Vi sao lich su “lang quen” nhung nu khoa hoc gia nay?-Hinh-3
 2. Marthe Gautier: Năm 1958, bà phát hiện ra những người mắc chứng Down có thêm một nhiễm sắc thể. Năm 2014, bà Marthe Gautier kể lại với tạp chí Science rằng khi đó do chỉ sở hữu kính hiển vi công suất thấp nên bà không thể xác định chính xác nhiễm sắc thể này là gì. Do vậy, bà đã “ngây thơ” đưa các trang trình bày của bản thân cho nhà di truyền học Jerome Lejeune.
Vi sao lich su “lang quen” nhung nu khoa hoc gia nay?-Hinh-4
Bà vô cùng bất ngờ khi đọc được thông tin về việc phát hiện nhiễm sắc thể số 21 được đăng tải 6 tháng sau đó với tên của Jerome Lejeune đứng đầu và sau đó là tên bà nhưng sai chính tả. Phải đến năm 1994, ủy ban đạo đức của viện nghiên cứu y khoa INSERM (Pháp) nhận định Lejeune nhiều khả năng không đóng vai trò "chi phối" trong phát hiện này.
Vi sao lich su “lang quen” nhung nu khoa hoc gia nay?-Hinh-5
3. Rosalind Franklin: Thí nghiệm của nhà hóa học người Anh Rosalind Franklin đã dẫn đến bức ảnh X-quang nổi tiếng năm 1952 của bà có tên “Photo 51” giúp mở ra phát hiện về chuỗi xoắn kép DNA.Nhưng hai nhà khoa học Francis Crick và James Watson cũng tiến hành nghiên cứu lý thuyết tương tự ở thời điểm đó và kết quả nghiên cứu của họ được đăng tải trước bà Rosalind Franklin trên cùng tạp chí, khiến nhiều người nghĩ rằng nghiên cứu của và chỉ là hỗ trợ cho 2 nhà khoa học nam.
Vi sao lich su “lang quen” nhung nu khoa hoc gia nay?-Hinh-6
Sau đó, Francis Crick và James Watson được vinh danh giành giải Nobel Y học cho phát hiện này vào năm 1962 còn bà Franklin mất 4 năm sau đó hưởng dương 37 tuổi. Trong một bức thư từ năm 1961, Crick thừa nhận tầm quan trọng từ nghiên cứu của nhà nữ khoa học Franklin trong việc xác định "một số tính năng nhất định" của phân tử.
Vi sao lich su “lang quen” nhung nu khoa hoc gia nay?-Hinh-7
4. Jocelyn Bell Burnell: Nhà vật lý thiên văn người Anh Jocelyn Bell Burnell đã phát hiện ra các sao xung vô tuyến đầu tiên khi bà còn là sinh viên sau đại học vào năm 1967. Nhưng chính người giám sát luận án của bà và một nhà thiên văn học nam khác đã đoạt giải Nobel Vật lý năm 1974 cho phát hiện này.
Vi sao lich su “lang quen” nhung nu khoa hoc gia nay?-Hinh-8
Một số nhà khoa học nổi tiếng đã phản đối việc bỏ sót Bell Burnell, nhưng bà cho rằng giải thưởng đã được trao phù hợp bởi tại thời điểm phát hiện đó bà vẫn là một sinh viên. Sau sự việc này, Bell Burnell giảng dậy tại Đại học Southampton (1970–1973) rồi trở thành giáo sư ở Đại học London (1974-1982). Bà từng giữ chức chủ tịch Hiệp hội Thiên văn học Hoàng gia trong giai đoạn từ 2002-2004 và chủ tịch Viện Vật lý năm 2008.
Vi sao lich su “lang quen” nhung nu khoa hoc gia nay?-Hinh-9
5. Lise Meitner: Nhà vật lý người Áo-Thụy Điển Lise Meitner là một trong những nhân vật chủ chốt chịu trách nhiệm phát hiện ra sự phân hạch, dẫn đến việc Albert Einstein gọi bà là "Marie Curie của Đức".
Vi sao lich su “lang quen” nhung nu khoa hoc gia nay?-Hinh-10
 Tuy nhiên, chính cộng tác viên lâu năm của bà là Otto Hahn đã giành được giải Nobel Hóa học năm 1944 cho khám phá này. Bà qua đời tháng 10/1968 tại Cambridge (Anh). Nguyên tố hóa học meitnerium sau đó được đặt theo tên của nhà vật lý này nhằm vinh danh nữ khoa học bị lãng quên này.
Vi sao lich su “lang quen” nhung nu khoa hoc gia nay?-Hinh-11
6. Chien-Shiung Wu: Nhà vật lý người Mỹ gốc Trung Quốc Chien-Shiung Wu đã tham gia Dự án Manhattan (1942-1945) của chính phủ Mỹ với kết quả sản xuất ra quả bom nguyên tử đầu tiên và thực hiện "thí nghiệm Wu” đo chính xác các hạt nhỏ giải phóng ra khỏi nguyên tử, và nhận thấy rằng chúng bị văng ra theo cách không đối xứng.
Vi sao lich su “lang quen” nhung nu khoa hoc gia nay?-Hinh-12
Nhưng các đồng nghiệp nam của bà đã giành giải Nobel vật lý năm 1975 cho nghiên cứu này.

Mời quý độc giả xem video: Lại thêm một phát minh tuyệt vời của người Nhật Bản. Nguồn: Yannews. 


Thiên Trang (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN