Những doanh nhân tuổi Sửu nổi tiếng ở Việt Nam

Người tuổi Sửu với đức tính đặc trưng là cần cù, chăm chỉ, luôn nỗ lực hết mình để làm tốt các công việc. Vì vậy, rất nhiều doanh nhân tuổi Sửu đã đạt được thành công lớn trong sự nghiệp của mình. 
Ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát
Ông Trần Đình Long sinh năm 1961 - tuổi Tân Sửu, là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát. Ông Long là một trong những doanh nhân tuổi Sửu rất thành đạt và là tỷ phú giàu có hàng đầu, được mệnh danh là “ông vua” ngành thép tại thị trường Việt Nam.
Bắt đầu từ năm 1992, ông Trần Đình Long đã cùng bạn mình là ông Trần Tuấn Dương thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng. Đây là công ty chủ yếu buôn bán đồ cũ từ Nga về. Kể từ đây, sự nghiệp kinh doanh của ông Long chính thức bắt đầu.
Quá trình khởi đầu và phát triển, một số công ty thuộc nhóm Hòa Phát như: Ống thép Hòa Phát, Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát. Sau 8 năm bán đủ thứ từ máy móc, nội thất tới ống thép, phải đến năm 2000, “thép xây dựng” mới có mặt trong danh mục sản phẩm của Công ty Thiết Bị và Phụ Tùng Hòa Phát.
Năm 2007, Tập đoàn Hòa Phát chính thức ra đời và phát triển mạnh mẽ những năm sau đó. Đến năm 2016, Ông Trần Đình Long - lúc này là chủ tịch Hoà Phát nhận định, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn trong năm nay có thể đạt khoảng 5.000 tỷ đồng – mức kỷ lục của doanh nghiệp này.
Nhung doanh nhan tuoi Suu noi tieng o Viet Nam
Ông Trần Đình Long.
Cũng trong năm 2016, ông Long lần đầu bước lên vị thế là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam, sau Phạm Nhật Vượng và Trịnh Văn Quyết.
Trong danh sách tỷ phú năm 2018 của Forbes có sự xuất hiện của ông Trần Đình Long với khối tài sản 1,3 tỷ USD, đứng thứ 1.756 thế giới. Tuy nhiên đến năm 2019, ông Long đã bị loại khỏi danh sách này.
Nguyên nhân xuất phát từ quy định trong việc tính toán giá trị tài sản. Theo lý giải của Forbes, phương pháp được tạp chí này lựa chọn để đánh giá quy mô tài sản của một cá nhân là dựa vào giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái tại ngày 8/2/2019.
Nguồn tài sản chính của ông Long được Forbes công nhận đến từ số cổ phần của Hòa Phát đang sở hữu. Thời điểm đó ông Long sở hữu trực tiếp hơn 530 triệu cổ phần (tương đương 25,15% vốn của Hòa Phát).
Tại thời điểm Forbes "chốt sổ" tính giá trị tài sản, cổ phiếu HPG trên sàn chứng khoán đang tạo đáy. Chốt phiên giao dịch ngày 1/2/2019, cổ phiếu HPG trên sàn HoSE chỉ còn 27.300 đồng, giảm hơn 40% so với mức giá 48.000 đồng - thời điểm ông Long được Forbes công nhận là tỷ phú.
Cũng tại thời điểm đó, trên bảng xếp hạng Real-Time (thời gian thực), tài sản của ông Long được Forbes ước tính khoảng 1 tỷ USD.
Cuối năm 2019, sau khi xây dựng vị trí vững chắc với sản phẩm thép, Tập đoàn Hòa Phát bắt đầu mở rộng kinh doanh ra nhiều ngành nghề như nội thất, điện lạnh, nông nghiệp, tôn mạ và vừa tiếp nhận siêu dự án thép trị giá 3 tỷ USD ở Dung Quất (Quảng Ngãi).
Cuối năm 2020, cổ phiếu Hòa Phát tăng phi mã đã đưa ông Trần Đình Long trở thành người giàu thứ 2 trên thị trường chứng khoán Việt Nam và là người giàu thứ 3 trên bảng xếp hạng của tạp chí Forbes, sau Chủ tịch Phạm Nhật Vượng của Tập đoàn Vingroup và CEO Nguyễn Thị Phương Thảo của Vietjet Air.
Theo số liệu của Forbes, tài sản của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát tính đến ngày 23/11 đã tăng lên 1,8 tỷ USD, là người giàu thứ 1.558 trên danh sách của Forbes.
Huỳnh Phi Dũng (Dũng Lò Vôi) - Chủ khu du lịch Đại Nam 
Sinh ngày 26/1/1961, nguyên quán tại xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, Bình Định. Chưa học hết lớp 12, ông nhập ngũ và tham gia Chiến tranh biên giới Tây Nam, phục vụ công tác hậu cần ở Quân khu 5, rồi Quân khu 7, làm nhiệm vụ tiếp tế cho bộ đội ngoài chiến trường.
Ông Huỳnh Uy Dũng được cho là một trong những người giàu nhất Việt Nam. Theo các công ty kiểm toán, khối tài sản của ông Dũng có thể lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng nếu cổ phần hóa. Tuy nhiên như đã từng chia sẻ trên báo chí, đại gia này không quá để tâm đến tiền bạc bởi ông xác định, tiền bạc chỉ là vật ngoài thân.
Ông là người tiên phong xây dựng mô hình khu công nghiệp hiện đại đầu tiên tại Bình Dương cũng như Việt Nam, sở hữu trong tay nhiều bất động sản và tài sản "khủng" như: khu công nghiệp Sóng Thần 2, khu công nghiệp Sóng Thần 3, Khu đô thị Trung Tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu dân cư Sóng Thần, Khu đô thị thương mại dịch vụ Sóng Thần…
Nhung doanh nhan tuoi Suu noi tieng o Viet Nam-Hinh-2
Ông Huỳnh Phi Dũng (Dũng Lò Vôi) - Chủ khu du lịch Đại Nam. 
Tuy nhiên, khu du lịch kết hợp tâm linh Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến (Đại Nam) mới là công trình đưa tên tuổi ông Dũng vượt xa khỏi đất Bình Dương.
Để có được giấy phép kinh doanh của tỉnh Bình Dương, ông Huỳnh Uy Dũng từng làm một điều mà giới đầu tư cho là “khùng”, khi quyết định rót vốn vào khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam, đó là khu công nghiệp Bình Đường.
Sau Bình Đường, ông chủ Đại Nam tự đứng ra đầu tư 2 khu công nghiệp khác là Sóng Thần 2 và Sóng Thần 3, cùng với nhiều dự án khu dân cư khác.
Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến được ông Dũng “lò vôi” bắt tay vào xây dựng từ tháng 9/2007, với mục tiêu trở thành khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á với diện tích 700ha.
Dự án này cũng khiến ông chủ Đại Nam mang tiếng “hâm hâm”, với “ước mơ ngu xuẩn” khi rót 5.000 tỷ đồng và huy động 2.000 nhân công xây dựng.
Vào những năm cuối thế kỷ 20, nơi đây vẫn chỉ là một vùng đất hoang sơ, có chỗ là rừng cao su bạt ngàn. Ông Huỳnh Uy Dũng khi đó nắm quyền thuê gần 500ha đất đã biến địa điểm này trở thành một trong những khu du lịch nổi tiếng bậc nhất phía Nam.
Với diện tích 450 ha, Đại Nam là quần thể du lịch tâm linh gồm nhiều đền thờ, với các pho tượng, phù điêu, linh vật thờ cúng được chạm trổ tinh vi, dát vàng. Đi kèm đó là một loạt các công trình như: Khu trò chơi hiện đại, Vườn thú Đại Nam, Dãy núi Bảo Sơn,…
Cách đây không lâu, trên trang cá nhân của mình, ông Dũng "Lò Vôi" tuyên bố chính thức dừng việc kinh doanh kiếm tiền, chỉ tập trung vào công việc thiện nguyện bằng cách bán những tài sản mình đã tạo dựng trong hơn 40 năm qua để giúp đời, giúp người.
Theo đó, ông Dũng chuyển giao quyền lực lại cho vợ mình là bà Nguyễn Phương Hằng. Bà Hằng sẽ thay ông Dũng giữ chức Tổng Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Đại Nam.
Ông Dũng "Lò Vôi" được biết đến là một người hướng Phật. Ông thường xuyên ăn chay và làm các hoạt động thiện nguyện. Ông cũng là người không quá coi trọng tiền bạc dù đang nắm trong tay khối tài sản khổng lồ.
Lê Thanh Thản - Chủ Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 Điện Biên
Ông Lê Thanh Thản sinh năm 1949 - tuổi Kỷ Sửu, là đại gia "hút điếu cày đi Roll Royce", một trong những đại gia hàng đầu trong kinh doanh bất động sản, thành công khi đánh trúng vào phân khúc nhà thương mại trung bình - giá rẻ và nhu cầu thực cao, kết hợp với hệ thống khách sạn Mường Thanh vô cùng đồ sộ.
Ông Lê Thanh Thản sinh năm 1949 ở Diễn Châu, Nghệ An. Năm 1974, khi sắp tốt nghiệp cấp 3, ông ngưng việc học và lên đường ra trận trong những năm cuối cùng của cuộc chiến với Mỹ với vai trò là chiến sĩ thông tin.
Sau chiến tranh, ông Thản được cử lên Lai Châu và trở thành Phó chánh văn phòng Huyện ủy. Trong vai trò này, ông quy tụ công nhân vào tham gia xây dựng các công trình cho địa phương.
Tới đầu những năm 90, ông Thản thành lập Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu, (sau đổi thành Doanh nghiệp Tư nhân xây dựng số 1 Lai Châu, và nay là Doanh nghiệp Tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên), có trụ sở tại Điện Biên.
Nhờ chuyển sang làm tư nhân, thoải mái hơn về cơ chế, ông kiếm được những gói thầu lớn không chỉ ở Lai Châu mà còn ở tỉnh Phongsaly của Lào.
Đây cũng là thời điểm ông cho xây dựng khách sạn đầu tiên ở Lai Châu.
Nhung doanh nhan tuoi Suu noi tieng o Viet Nam-Hinh-3
Ông Lê Thanh Thản - Chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 Điện Biên. 
Năm 1993, ông xây dựng khách sạn Điện Biên Phủ tại Điện Biên. Khách sạn hoàn thành năm 1994, đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Điện Biên, cũng là dịp để ông Thản được tiếp kiến nhiều quan khách Trung ương, mở ra một “con đường về Hà Nội” sau này
Năm 1996, tỉnh Lai Châu đề nghị ông Thản nhượng lại khách sạn Điện Biên Phủ và đối ứng bằng một khu đất giá trị khác. Ông Thản đổi lấy và xây dựng nên khách sạn Mường Thanh. Đây cũng là thời điểm mở đầu cho sự ra đời của thương hiệu Mường Thanh.
Quá trình kinh doanh và tích lũy tại Lai Châu giúp ông Thản gây dựng được vốn và bắt đầu kế hoạch “tiến về Hà Nội” thông qua kinh doanh bất động sản.
Khu vực ông chọn đầu tiên là khu đất ở bán đảo Linh Đàm. Những năm 90, đây chỉ là khu vực ngập nước kém phát triển ở xa trung tâm Hà Nội. Tuy nhiên, ông Thản nhanh chóng nhìn thấy cơ hội và dồn tiền và thu mua đất ở đây để dành.
Tập đoàn Mường Thanh có khoảng 5.627 phòng khách sạn. Năm 2013, một công ty nghiên cứu thị trường cho biết cả nước hiện có khoảng 62,000 phòng khách sạn. Lượng phòng khách sạn của tập đoàn Mường Thanh chiếm khoảng 9-10% trên thị trường.
Hoàng Tuấn Anh - Cha đẻ của ATM Gạo
Ông Hoàng Tuấn Anh, ssinh năm 1985 - tuổi Ất Sửu, sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, sau 10 năm học tập và kinh doanh ở nước ngoài, Giám đốc công ty PHG Lock, nhưng quyết trở về quê hương theo đuổi nghề sản xuất khóa cửa điện tử thông minh và mô hình nhà thông minh.
Tuấn Anh học tập và làm việc tại Úc từ khi 15 tuổi. Với niềm đam mê kinh doanh, ngay khi còn học đại học, anh đã bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ. Vượt qua nhiều khó khăn, sau thời gian dài dành dụm, tiết kiệm, anh tích lũy được số vốn nhỏ và đầu tư toàn bộ vào thực hiện dự án lắp đặt tấm cách nhiệt miễn phí cho các hộ dân, theo chủ trương của Chính phủ Úc.
Ban đầu, anh dự tính tham gia khoảng 1,5 năm thay vì 2 năm theo chương trình, nhưng không ngờ....Chỉ 1 năm, Chính phủ Úc cho dừng chương trình này.
Nhung doanh nhan tuoi Suu noi tieng o Viet Nam-Hinh-4
 Hoàng Tuấn Anh - Cha đẻ của ATM Gạo.
Năm 2007, chỉ trong 6 tháng, tôi đã kiếm được 1 triệu USD. Song phải chịu khoản lỗ khá lớn do đã nhập hàng trăm container hàng, mỗi container trị giá tầm 25.000 - 30.000 USD. Mỗi container đối với tôi "quý như vàng", nhưng chỉ vài tiếng đồng hồ…
Thiệt hại nặng nề, anh rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần và có ý định tự tử. 
Xong anh ước muốn sự truyền cảm hứng của mẹ cho mình ngày nào, sẽ giúp anh lan tỏa sang những mạnh thường quân khác, sẽ có những cánh tay khác chìa ra giúp đỡ cho nhiều người đang khó khăn hơn.
Sau Tết Nguyên đán 2020, trong nước và cả trên thế giới, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Hưởng ứng lời kêu gọi từ Chính phủ, từ lãnh đạo TP HCM, Hoàng Tuấn Anh không ngần ngại, "xuất kho" góp hơn 100 chiếc chuông cửa camera - là sản phẩm của công ty -  cho bệnh viện dã chiến ở huyện Củ Chi, bệnh viện dã chiến huyện Cần Giờ và Viện Pasteur TP.HCM ...
Bởi, theo Hoàng Tuấn Anh, việc tặng những thiết bị thông minh có thể giúp các y, bác sĩ - những người đang ở tuyến đầu - hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân có khả năng lây nhiễm.
Dịch COVID-19 ngày càng lan rộng. Doanh nghiệp của chính anh cũng phải gồng mình từng ngày để vượt khó. Nhưng với suy nghĩ: "một miếng khi đói bằng gói khi no"; trong thời buổi muôn trùng khó khăn bao vây cuộc sống cộng đồng, mỗi người phải làm việc gì đó - dù nhỏ - để giúp đời, giúp người.
Ông Trần Trọng Kiên - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của Tập đoàn Thiên Minh 
Ông Trần Trọng Kiên, sinh năm 1973 - tuổi Qúy Sửu là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của Tập đoàn Thiên Minh. Ông Kiên được biết đến là một đại gia nổi tiếng trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam.
Dấu mốc quan trọng đầu tiên đánh dấu sự có mặt của ông Trần Trọng Kiên trong lĩnh vực du lịch chính là sự ra đời của Buffalo Tours vào năm 1994 – doanh nghiệp chuyên về điều hành tour du lịch cho khách hàng có khả năng chi trả cao với số vốn ban đầu chỉ 2.000 USD.
Năm 2001, Thiên Minh Group ra đời trên nền nền Buffalo Tours với phiên bản mới, ông Kiên giữ ghế Chủ tịch HĐQT kiêm CEO. Và Buffalo Tours trở thành một trong những nhánh kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn Thiên Minh.
Nhung doanh nhan tuoi Suu noi tieng o Viet Nam-Hinh-5
 Ông Trần Trọng Kiên - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của Tập đoàn Thiên Minh.
Sau đó, Thiên Minh của ông Trần Trọng Kiên mua Khách sạn Festival Huế vào năm 2004, mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực khách sạn, phát triển các họat động du lịch tại khu vực Đông Nam Á cũng như tại các thị trường du lịch khác ở Châu Á.
Năm 2009, ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Tập đoàn Thiên Minh bất ngờ “nổi tiếng” với thương vụ mua lại một công ty du lịch của Thái Lan, và sau 6 năm, Buffalo Tours Thailand (một thương hiệu du lịch của Thiên Minh) đã vươn lên và lọt vào Top 10 công ty lữ hành lớn nhất tại đây.
Đồng thời Thiên Minh Group còn phối hợp với Tập đoàn Wotif Australia ra mắt hệ thống đặt phòng khách sạn trực tuyến IVIVU.com. Chỉ sau 2 năm hoạt động, IVIVU đã nắm 7% thị phần mảng đặt phòng khách sạn trực tuyến.
Tháng 9/2014, Tập đoàn Thiên Minh chính thức đưa ba chiếc thủy phi cơ đầu tiên về Việt Nam và hoạt động với thương hiệu Hàng không Hải Âu. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động và khai thác dịch vụ thuỷ phi cơ, Hải Âu vẫn báo lỗ.
Năm 2017, Thiên Minh tìm kiếm liên doanh hợp tác với AirAsia trong một dự án nhằm đưa hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á vào thị trường Việt Nam, tuy nhiên dự án không thành công, AirAsia phát đi thông báo về việc chấm dứt sự hợp tác này. Nguyên nhân được cho là cả hai không tìm thấy tiếng nói chung trong các thỏa thuận.
Dù vậy, ông chủ Tập đoàn Thiên Minh Trần Trọng Kiên vẫn nuôi tham vọng với thị trường hàng không và quyết định thành lập CTCP Hàng không Thiên Minh (TMAV) vào tháng 6/2019 với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó ông Trần Trọng Kiên là cổ đông lớn nhất với 60%.
Tuy nhiên, để thành lập được Công ty này, ông Trần Trọng Kiên đã phải thế chấp nhiều tài sản có giá trị cao như nhà, đất, cổ phần của các công ty trong hệ sinh thái của Thiên Minh Group để vay vốn tại CTCP Chứng khoán VnDirect với khoản vay 150 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hùng Minh - Phó Chủ tịch HĐQT, TGĐ Thaco
Ông Nguyễn Hùng Minh sinh năm 1961 - tuổi Tân Sửu là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco).
Ông Minh gia nhập THACO từ năm 1997 với trí Kế toán trưởng. Sau 6 năm công tác, từ ngày 1/7/2003 – 30/4/2007, ông đã được bổ nhiệm vị trí Phó Tổng giám đốc của Công ty TNHH Ô tô Trường Hải.
Nhung doanh nhan tuoi Suu noi tieng o Viet Nam-Hinh-6
 Ông Nguyễn Hùng Minh - Phó Chủ tịch HĐQT, TGĐ Thaco.
Sau khi Thaco chuyển đổi sang mô hình cổ phần, từ 1/5/2007 – 22/4/2013, ông Minh đảm nhiệm vị trí Phó Tổng giám đốc kiêm Phó Chủ tịch HĐQT Thaco. Kể từ ngày 23/4/2013 – 18/4/2018, ông Minh được thăng chức lên vị trí Tổng Giám đốc nhưng vẫn kiêm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT Thaco. Từ ngày 19/4/2018 đến nay, ông Nguyễn Hùng Minh đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT – Thaco.
Năm 2018, Thaco ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với HAGL để đầu tư vào 02 công ty con là HAGL Agrico và CTCP Phát triển nhà Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Land).  Theo đó, Thaco và nhóm cổ đông sẽ sở hữu 35% HAGL Agrico (HNG), với tổng vốn đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng.
Thông qua công ty con là CTCP Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh, THACO sở hữu 65% vốn của HAGL Land với tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng.
Sau khi Thaco rót vốn vào HAGL Agrico, đầu tháng 9/2018 HĐQT của HNG chính thức bổ sung thêm 02 người của THACO là ông Nguyễn Hùng Minh và ông Trần Bảo Sơn.
Đầu năm 2020, nhằm mục đích đầu tư tài chính, ông Nguyễn Hùng Minh, Phó Chủ tịch HĐQT Thaco đã mua vào 4 triệu cp HNG từ ngày 5 - 11/3/. Qua đó nâng tổng số lượng cổ phần sở hữu lên 21,8 triệu cổ phiếu HNG, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 1,97%.
Chiếu theo mức giá bình quân 13,270 đồng/cp của HNG (từ 5/3 - 11/3), ước tính ông Minh đã chi hơn 53 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch trên. Như vậy, sau khi hoàn tất giao dịch, tổng tỷ lệ cổ phần mà ông Minh và người có liên quan là CTCP Ô tô Trường Hải sở hữu đạt mức 28.3%, tương ứng hơn 313 triệu cp HNG.
Hồng Quyên (t/h)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN