Những công nghệ cực hiện đại cách đây hàng ngàn năm

Người cổ đại sở hữu những công nghệ cực hiện đại. Sau nhiều thế kỷ, chúng bị thất truyền và các chuyên gia chưa thể khôi phục.
  • Nhung cong nghe cuc hien dai cach day hang ngan nam
    Ngọn lửa Hy Lạp là một trong những công nghệ cực hiện đại của người xưa bị thất truyền mà đến nay giới khoa học chưa thể khôi phục. Theo các sử liệu, đây là vũ khí của quân đội Byzantine và được sử dụng từ thế kỷ thứ 7.
  • Nhung cong nghe cuc hien dai cach day hang ngan nam-Hinh-2
    Vũ khí này được bắn ra từ thứ được mô tả là súng phun lửa cổ đại. Các chiến binh Byzantine sử dụng nó trên tàu chiến để thiêu rụi chiến thuyền của quân địch.
  • Nhung cong nghe cuc hien dai cach day hang ngan nam-Hinh-3
    Ngọn lửa Hy Lạp có sức hủy diệt cao và không thể bị dập tắt bằng nước hoặc cát. Thậm chí, nếu đổ nước để dập tắt lửa thì nó chỉ khiến ngọn lửa cháy mạnh hơn.
  • Nhung cong nghe cuc hien dai cach day hang ngan nam-Hinh-4
    Các chuyên gia cho rằng, người xưa có thể đã dùng hỗn hợp các chất hóa học để tạo ra ngọn lửa Hy Lạp như: naptha, sulphur, nhựa thông… Đến ngày nay, họ vẫn chưa thể tìm ra công thức chính xác để tạo ra ngọn lửa Hy Lạp.
  • Nhung cong nghe cuc hien dai cach day hang ngan nam-Hinh-5
    Cột sắt Delhi nằm trong quần thể di tích đền Delhi của Ấn Độ được các chuyên gia nhận định được làm ra nhờ công nghệ cực tối tân khiến nó không bị rỉ sét suốt 16 thế kỷ.
  • Nhung cong nghe cuc hien dai cach day hang ngan nam-Hinh-6
    Theo các chuyên gia, cột sắt Delhi có chiều cao gần 7m và được làm từ sắt nguyên chất 99,5%. Trải qua nhiều thế kỷ, nó ở trong tình trạng nguyên vẹn gần như ban đầu.
  • Nhung cong nghe cuc hien dai cach day hang ngan nam-Hinh-7
    Từ đây, các chuyên gia đi tìm hiểu công thức bí mật được người xưa dùng tạo ra cột sắt Delhi cũng như ai là "cha đẻ" của công nghệ này. Đến nay, những bí ẩn này vẫn chưa được giới khoa học giải mã.
  • Nhung cong nghe cuc hien dai cach day hang ngan nam-Hinh-8
    Một công nghệ cực hiện đại của người xưa khiến hậu thế bối rối là việc họ tạo ra chiếc cốc Lycurgus khoảng 1.600 năm tuổi của người La Mã cổ đại. Các chuyên gia nhận định đây là chiếc cốc nano đi trước thời đại.
  • Nhung cong nghe cuc hien dai cach day hang ngan nam-Hinh-9
    Điều này xuất phát từ việc chiếc cốc Lycurgus có thể chuyển màu xanh đỏ tùy ánh sáng chiếu vào. Hiệu ứng chuyển màu của chiếc cốc được các chuyên gia xác định là do hiện tượng giao thoa. Khi có sự tương tác giữa ánh sáng với các hạt nano kim loại thì chiếc cốc sẽ đổi màu.
  • Nhung cong nghe cuc hien dai cach day hang ngan nam-Hinh-10
    Ngày nay, công nghệ trên được con người sử dụng để tạo ra hình ảnh 3 chiều bằng các hạt bạc nhỏ xíu. Vì vậy, giới nghiên cứu chưa thể thành công trong việc giải mã công nghệ tiên tiến của người xưa ra đời như thế nào và cách sử dụng ra sao để có thể tạo ra chiếc cốc hoàn hảo đến vậy.
  • Mời độc giả xem video: Công nghệ bảo quản táo hiện đại của Ba Lan. Nguồn: THDT.
Tâm Anh (theo LV)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN