CEO VNG Lê Hồng Minh: Hành trình từ game thủ đến doanh nhân nghìn tỷ

Doanh nhân Lê Hồng Minh gia nhập CLB tài sản nghìn tỷ sau khi cổ phiếu VNZ phá vỡ kỷ lục thị giá. 

Hiện tại, với 3.525.837 cổ phiếu VNZ đang nắm giữ, tính theo thị giá hiện tại của VNZ, khối tài sản của ông Minh đã tăng lên mức 1.185 tỷ đồng, vượt cả Phó chủ tịch FPT Đỗ Cao Bảo. Với tài sản này, ông Minh đã gia nhập CLB tài sản nghìn tỷ sau khi cổ phiếu VNZ phá vỡ kỷ lục thị giá, xếp thứ 4 top doanh nhân công nghệ giàu nhất, theo thống kê của Nhịp sống thị trường.
CEO VNG Le Hong Minh: Hanh trinh tu game thu den doanh nhan nghin ty
 Chân dung doanh nhân Lê Hồng Minh (ảnh: internet)
Trước đó, VNG đã công bố thông tin về việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Lê Hồng Minh – đồng sáng lập VNG từ ngày 1/1/2023. Ông Võ Sỹ Nhân được bổ nhiệm vào vị trí này thay cho ông Lê Hồng Minh trong nhiệm kỳ 2022-2025. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/1/2023. Hiện ông Lê Hồng Minh vẫn là Tổng giám đốc của VNG.
Việc ông Minh rời vị trí Chủ tịch HĐQT của VNG có thể là để phù hợp với quy định "Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc) của 01 công ty đại chúng", tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Được biết, ông Lê Hồng Minh sinh ngày 27/9/1977 trong một gia đình cơ bản tại Hà Nội. Ông là nhà sáng lập, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần VNG. 
Bên cạnh đó, ông còn là một trong 8 founder hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ tại Đông Nam Á do Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN 2018 bình chọn.
CEO VNG Le Hong Minh: Hanh trinh tu game thu den doanh nhan nghin ty-Hinh-2
 Hiện tại ông Lê Hồng Minh không còn là Chủ tịch HĐQT VNG.
Theo nhiều nguồn tin, doanh nhân Lê Hồng Minh từng theo học ngành tài chính ngân hàng tại Australia. Khi còn là sinh viên, ông đã có 2,5 năm làm ca đêm tại nhiều cửa hàng tiện lợi tại Úc để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Lê Hồng Minh quyết định trở về Việt Nam vào năm 2001, ông làm việc như một nhân viên tín dụng tại Vina Capital. Năm 2003, ông đã cùng một số người bạn mở quán game và làm một vài dịch vụ kinh doanh kèm theo. Thời điểm đó, ban ngày ông làm nhân viên tín dụng, ban đêm dành thời gian sống cùng game và kiếm tiền từ kinh doanh game net.
Năm 2004, Lê Hồng Minh cùng với các cộng sự lập nên Công ty cổ phần Vinagame. Bước đi lớn đầu tiên của ông là đi đến Hàn Quốc để cố gắng mua bản quyền cho trò chơi MU Global như đã nung nấu. Tuy nhiên VinaGame khi đó là một công ty rất nhỏ, và ông đã bị từ chối.
Chỉ 6 tháng sau, với sự cố gắng hết mình của Minh và các cộng sự, Võ Lâm Truyền Kỳ trở thành bom tấn tại Việt Nam, và đạt số lượng 1 triệu game thủ chỉ sau một thời gian ngắn ra mắt vào năm 2005.
Thành quả này mang đến cho ông và công ty khoản lợi nhuận không nhỏ. Với bước đà vô cùng thuận lợi này, ông và những người sáng lập VinaGame đã bị cuốn theo công việc kinh doanh. Họ tiếp tục ra mắt thêm nhiều trò chơi khác và bước vào kinh doanh trên web.
Từ thành công của mảng game, CEO Lê Hồng Minh vươn ra nhiều lĩnh vực công nghệ khác. Năm 2009, Vinagame đổi tên thành VNG. Sứ mệnh của VNG không chỉ đơn thuần là một công ty game nữa, mà là một công ty công nghệ. 
Bên cạnh việc mua bản quyền và phát triển các trò chơi, VNG còn phát triển nhiều mảng công nghệ khác như cung cấp nội dung số, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, mạng xã hội.
CEO VNG Le Hong Minh: Hanh trinh tu game thu den doanh nhan nghin ty-Hinh-3
 
Trở lại với cổ phiếu VNZ, mã này chính thức giao dịch trên sàn UPCoM với mức giá 240.000 đồng/cp từ ngày 5/1/2023 nhưng liên tiếp 13 phiên không có thanh khoản.
Phiên tăng kịch trần của VNZ ngày 1/2/2023 được ghi nhận trong bối cảnh tình hình kinh doanh của VNG lao dốc xuống đáy mới. Theo BCTC hợp nhất công bố cùng ngày, năm 2022, VNG lỗ trước thuế 943 tỷ đồng, lỗ sau thuế 1.315 tỷ đồng, lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ 858 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên cả 3 chỉ tiêu này đều ở mức âm trong lịch sử hoạt động của VNG.
Hồng Quyên (t/h)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN