Triển vọng ngành thép: Liệu những khó khăn nhất đã ở lại phía sau?

Lợi nhuận cốt lõi của các công ty thép được kỳ vọng sẽ dương trong quý 2/2023. Tuy nhiên triển vọng nửa cuối năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn khi giá bán thép giảm và nhu cầu vẫn phục hồi chậm.
Chứng khoán VNDirect vừa có báo cáo phân tích ngành thép với chủ đề Liệu những gì khó khăn nhất đã ở lại phía sau?
Khó khăn nhất đã qua nhưng vẫn cần cẩn trọng trong thời gian tới
VNDirect đã tham gia ĐHCĐ 2023 của một số công ty thép niêm yết, đáng chú ý hầu hết ban lãnh đạo nhóm công ty này đều đưa ra thông điệp tích cực hơn. Những gì khó khăn nhất đối với ngành thép đã diễn ra trong nửa cuối năm 2022, tình hình đã được cải thiện trong quý 1/2023 và gần như chắc chắn sẽ có lãi trong quý 2/2023. Tất cả các công ty đều đặt kế hoạch kinh doanh 2023 có lãi ròng trở lại, tích cực hơn rất nhiều so với việc liên tiếp báo lỗ trong nửa cuối năm 2022.
Trien vong nganh thep: Lieu nhung kho khan nhat da o lai phia sau?
 
Tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ vẫn sẽ yếu trong suốt cả năm 2023 và sẽ phải rất nỗ lực thì nhóm các công ty này mới có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh cả năm.
Quý 1 tích cực nhờ giá bán thép phục hồi tăng và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép trong quý 1/2023 đều ghi nhận mức giảm mạnh so với cùng kỳ, tuy nhiên đã được cải thiện đáng kể về mặt lợi nhuận so với 2 quý trước đó.
Trien vong nganh thep: Lieu nhung kho khan nhat da o lai phia sau?-Hinh-2
 
VNDirect cho rằng xu hướng này đến chủ yếu bởi trung bình giá thép xây dựng và HRC tại Việt Nam trong quý 1/2023 lần lượt là 15,9 triệu đồng/tấn (-7% so cùng kỳ/+6% so quý trước đó) và 660 USD/tấn (-20% so cùng kỳ/+18% so quý trước đó). Đồng thời giá bán thép tăng cũng giúp nhiều doanh nghiệp trong quý 1/2023 ghi nhận hoàn nhập dự phóng giảm giá hàng tồn kho.
Ngoài ra, chí phí lãi vay trong quý 1/2023 tăng mạnh so cùng kỳ phản ánh chi phí vốn tăng. Tỷ giá diễn biến thuận lợi hơn và việc chủ động giảm các khoản vay ngoại tệ giúp các công ty trong quý 1/2023 đã hạn chế khoản lỗ ròng tỷ giá so với 2 quý cuối năm 2022.
Nhu cầu tiêu thụ yếu vẫn sẽ phủ bóng lên triển vọng phục hồi của các công ty thép nửa cuối năm 2023
Triển vọng ngành bất động sản dân dụng ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu ngành thép Việt Nam khi chiếm khoảng 60-65% nhu cầu toàn ngành. Ngày 3/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi, góp phần tạo cơ sở giải quyết các nút thắt pháp lý.
Tuy nhiên VNDirect cho rằng vẫn còn quá sớm để đánh giá thị trường bất động sản liệu có sớm “rã đông” khi hiệu quả thực tế triển khai các chính sách vẫn còn bỏ ngỏ và nhiều điểm nghẽn vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Do đó, VNDirect kỳ vọng nguồn cung bất động sản nội địa sẽ chỉ có thể được hồi phục từ năm 2024 khi Luật đất đai sửa đổi được thông qua tháo gỡ hàng loạt, đồng bộ các nút thắt pháp lý và áp lực tài chính, lãi suất được giảm bớt khi các ngân hàng tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn thuận lợi hơn cũng như kích cầu người mua nhà. Điều này dẫn tới việc nhu cầu thép Việt Nam sẽ chỉ phục hồi mạnh mẽ từ năm 2024.
Trien vong nganh thep: Lieu nhung kho khan nhat da o lai phia sau?-Hinh-3
 
Trong bối cảnh đó, VNDirect ưa thích Hòa Phát (HPG) nhờ triển vọng cải thiện lợi nhuận trong những quý cuối năm 2023 sáng sủa nhất. 
Theo VNDirect, vị thế hàng đầu của HPG trong ngành thép Đông Nam Á sẽ giúp công ty hưởng lợi từ nhu cầu xây dựng mạnh mẽ của Việt Nam ở cả mảng dân dụng và cơ sở hạ tầng. Đồng thời bảng cân đối kế toán lành mạnh của công ty với lượng tiền mặt dồi dào sẽ giúp HPG có thể gia tăng thị phần trong giai đoạn giá thép giảm. Ngoài ra, khu liên hợp Dung Quất 2 sẽ giúp HPG tăng công suất sản xuất thép thô lên 14,6 triệu tấn/năm từ năm 2025, tăng 66% so với hiện nay.
Bên cạnh đó, thép cuộn cán nóng (HRC) - sản phẩm đầu ra chính của khu liên hợp Dung Quất 2, vẫn đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn cung tại thị trường nội địa và phụ thuộc vào xuất khẩu, do đó những lo ngại về tình trạng dư cung thép của HPG trong giai đoạn 2025-2030 là thấp.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN