Triển vọng nền tảng online to offline của Masan thúc đẩy các tổ chức tài chính nâng mức định giá MSN

Chốt phiên giao dịch ngày 7/7, cổ phiếu của Masan đạt mức 116.000 đồng một cổ phiếu - mức kỷ lục của tập đoàn từ trước đến nay.
Trong báo cáo công bố cùng ngày, Credit Suisse đã nâng mức dự phóng EPS (tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần) của MSN năm 2021 và năm 2022 lần lượt là 38% và 5%. Tổ chức này cũng tăng giá mục tiêu của MSN lên mức 137.000 đồng.
Báo cáo này cho biết, triển vọng của cổ phiếu MSN được thúc đẩy nhờ các giải pháp tiêu dùng- bán lẻ đa kênh được MSN triển khai gần đây. Nổi bật là thương vụ hợp tác với Alibaba- Baring và việc đưa các mặt hàng nhu yếu phẩm của Masan lên sàn thương mại điện tử Lazada.
Mới đây, Công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) cũng đưa ra báo cáo nhanh MSN, trong đó, khuyến nghị nhà đầu tư mua cổ phiếu MSN với giá mục tiêu 131.000 đồng một cổ phiếu. 5 mảng kinh doanh của Masan được sử dụng để định giá bao gồm: Masan Consumer Holdings (MCH), Masan MEATLife (MML), Masan High-Tech Materials (MSR), Vin Commerce và Techcombank (TCB).
Theo MASVN, giá trị công ty của MSN khoảng 153.000 tỷ đồng dựa trên tổng giá trị các mảng kinh doanh của Tập đoàn Masan trừ đi số nợ tại công ty mẹ.
Trước đó, ngày 2/7, Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC), công ty môi giới chiếm thị phần thứ 3 trên sàn chứng khoán TP HCM (HOSE) cũng cập nhật giá mục tiêu mới của MSN là 134.000 đồng một cổ phiếu kèm theo khuyến nghị mua.
Bản Việt (VCSC) cũng cập nhật thông tin về Masan trong một báo cáo gần đây và nhắc lại khuyến nghị mua MSN với giá mục tiêu là 142.500 đồng một cổ phần.
Trien vong nen tang online to offline cua Masan thuc day cac to chuc tai chinh nang muc dinh gia MSN
Masan sở hữu nhiều thương hiệu hàng tiêu dùng được yêu thích. Ảnh: Masan 
Từ đầu năm đến nay Masan liên tục thực hiện các thương vụ M&A với hơn 800 triệu USD được các nhà đầu tư rót vào các công ty con của tập đoàn. 
Ngược lại Masan cũng chi ra 15 triệu USD để mua lại 20% cổ phần của Phúc Long- thương hiệu trà và cà phê của Việt Nam, mở ra mô hình kiosk Phúc Long trong VinMart+.
Tính đến cuối tháng 6/2021, có 50 cửa hàng VinMart+ thí điểm kiosk Phúc Long đi vào hoạt động. Mỗi ngày, mô hình này dự kiến đóng góp thêm 5 triệu đồng doanh thu cho mỗi cửa hàng và chia sẻ 20% cho VinMart+. 
Ban điều hành Masan đặt mục tiêu đến cuối năm 2021 sẽ có 1.100 cửa hàng VinMart+ tích hợp mô hình kiosk Phúc Long. Với mức đóng góp doanh thu trên, biên EBITDA của cửa hàng VinMart+ tích hợp kiosk Phúc Long dự kiến gia tăng 4%.
Hệ thống VinMart kể từ khi được Masan tiếp quản cũng đạt mức tăng trưởng đáng kể nhờ việc mở mới 300 - 500 cửa hàng trong năm nay. Trong kế hoạch đặt ra hồi đầu năm nay, Masan đặt mục tiêu nâng số cửa hàng VinMart+ và siêu thị VinMart lên 3.000 điểm bán.
Đặc biệt trong thượng vụ nhận vốn đầu tư từ Alibaba Group, The CrownX của Masan còn bắt tay với Lazada, nền tảng thương mại điện tử dẫn đầu Đông Nam Á của Alibaba Group, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, tăng tốc phát triển thị trường bán lẻ tích hợp từ offline đến online tại Việt Nam.
Điểm nổi bật là VinCommerce của The CrownX sẽ là nhà bán lẻ nhu yếu phẩm hàng đầu trên nền tảng thương mại điện tử Lazada, trong khi các siêu thị VinMart/ VinMart+ sẽ trở thành điểm cung ứng hàng hóa cho các đơn hàng online.
Trien vong nen tang online to offline cua Masan thuc day cac to chuc tai chinh nang muc dinh gia MSN-Hinh-2
VinMart cung ứng hàng hoá tươi sạch cho người tiêu dùng. Ảnh: Masan 
Gần đây, VinMart đã thí điểm dịch vụ giao hàng nhanh trong vòng 4 tiếng từ 14 siêu thị VinMart tại TP HCM và Hà Nội, áp dụng cho danh mục gần 2.000 sản phẩm, trong đó nổi bật là các mặt hàng tươi sống. Masan cho biết, bước đầu của đợt thí điểm đã mang lại những kết quả khả quan.
Công ty Masan Consumer Holdings tiếp tục đạt kết quả kinh doanh vượt trội nhờ chiến lược cao cấp hóa sản phẩm. Doanh thu và lợi nhuận của MCH tăng trưởng ở mức 2 chữ số trong bối cảnh tăng trưởng của thị trường FMCG nói chung có chiều hướng sụt giảm vào nửa đầu năm 2021.
Báo cáo của công ty chứng khoán Bản Việt cho biết, biên lợi nhuận mảng thịt tích hợp của Masan MEATLife cũng như giá vonfram (ở mảng kinh doanh vật liệu công nghiệp công nghệ cao của Masan High-Tech Materials) đang có diễn biến tốt hơn, do đó, nâng tổng dự phóng lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2021 - 2023 lên 46%.
Định giá cổ phiếu của MSN còn được trợ lực từ công ty liên kết - ngân hàng Techcombank. Masan Group hiện đang nắm giữ hơn 20% cổ phần của ngân hàng này. Tính đến cuối phiên giao dịch ngày 5/7, cổ phiếu TCB ở mức ở mức 58.000 đồng một cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa của Techcombank đã vượt mốc 200.000 tỷ.
Hồng Quyên

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN