Sức khoẻ tàii chính của công ty Sông Đà ra sao khi được đề xuất làm cao tốc Bắc - Nam?

Bộ Xây dựng vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ định thầu Tổng Công ty Sông Đà làm một số dự án trên tuyến cao tốc Bắc - Nam. Dư luận sau đó đặt dấu hỏi về “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp này như thế nào?
Thông tin về việc Bộ Xây dựng mới đây bất ngờ đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ định thầu Tổng Công ty Sông Đà làm một số dự án trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đang gây chú ý dư luận.
Suc khoe taii chinh cua cong ty Song Da ra sao khi duoc de xuat lam cao toc Bac - Nam?
Tổng Công ty Sông Đà nợ như "chúa chổm" vẫn được đề xuất làm dự án cao tốc Bắc - Nam.  
Đề xuất được Bộ Xây dựng đưa ra sau khi Chính phủ có chủ trương chuyển một số dự án đầu tư cao tốc Bắc - Nam từ đầu tư PPP (hợp tác nhà nước và tư nhân) sang đầu tư công. Tổng Công ty Sông Đà trước đó cũng có văn bản gửi Bộ Xây dựng với mong muốn được chỉ định thầu làm một số dự án trên cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Sau khi thông tin trên xuất hiện, dư luận khá tò mò về “sức khỏe” tài chính của Tổng Công ty Sông Đà đang được đề xuất làm cao tốc Bắc - Nam ra sao?
Về vấn đề này, một số cơ quan truyền thông cho biết, những năm gần đây, tình hình tài chính của doanh nghiệp này rơi vào tình trạng khó khăn, Tổng Công ty Sông Đà nợ như “chúa chổm”, không có khả năng trả nợ gốc, lãi vay, chi phí cho vay lại.
Cụ thể, Tổng Công ty Sông Đà đang nợ ADB khoảng 114,8 triệu USD nhưng không có khả năng trả nợ gốc và lãi vay đến hạn. Trong đó, Công ty mẹ vay 73,9 triệu USD, Công ty CP xi măng Hạ Long vay 25,59 triệu USD, Công ty CP thủy điện Cần Đơn vay 5 triệu USD, Công ty CP Sông Đà 4 vay 3 triệu USD…
Riêng nợ gốc, lãi vay, phí cho vay lại đến hạn của Tổng Công ty tạm tính khoảng 6,1 triệu USD.
Do Tổng Công ty Sông Đà không có tiền trả nợ ADB, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính cho tổng công ty được gia hạn thời gian trả nợ một năm. Đồng thời, đề nghị Bộ Tài chính miễn chi phí cho vay lại đối với các khoản vay nước ngoài của Tổng công ty Sông Đà.
Đáng chú ý, tại báo cáo tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2018 của Tổng Công ty Sông Đà cho thấy, tổng doanh thu của Công ty mẹ chỉ đạt 1.814 tỷ đồng, giảm 860 tỷ đồng so với năm 2017, tương đương giảm 32,2%.
Lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2018 chỉ đạt 22,4 tỷ đồng, giảm 145 tỷ đồng so với năm 2017, tương đương giảm 86,7%.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất, doanh thu và lợi nhuận của Tổng Công ty Sông Đà giảm mạnh. Cụ thể, doanh thu đạt hơn 6.300 tỷ đồng, giảm gần 3.400 tỷ đồng so với 2017. Lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 221 tỷ đồng so với 2017.
Đến cuối 2019, tình hình tài chính của Tổng Công ty Sông Đà vẫn không mấy sáng sủa, doanh nghiệp này “ẵm nợ” hơn 11 nghìn tỷ đồng, các Công ty con thì rơi vào tình trạng thua lỗ.
Tổng Công ty Sông Đà được biết đến là một trong những “ông lớn” thuộc Bộ Xây dựng, được cổ phần hóa từ tháng 4/2018. Tổng công ty Sông Đà từng thi công, xây dựng các nhà máy thủy điện lớn như Hòa Bình, Ialy, Sông Hinh, Sơn La và Lai Châu. Những năm qua, doanh nghiệp này tiếp tục thực hiện hàng loạt dự án hạ tầng giao thông lớn như: Cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Quốc lộ 10, Hà Nội - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Khánh Hoài (tổng hợp)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN