Seaprodex Sài Gòn mở thủ tục phá sản: Ai là chủ nợ?

Riêng khoản tiền nhận góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh liên quan đến dự án Centa Park 678 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM đã chiếm hơn 500 tỷ đồng.
Ngày 27/4/2022, Tòa án nhân dân TP HCM đã quyết định mở thủ tục phá sản đối với Seaprodex Sài Gòn (SSN). Nội dung quyết định ghi rõ, căn cứ vào hồ sơ thụ lý vụ án ngày 13/1/2022 về việc "yêu cầu mở thủ tục phá sản" theo đề đơn yêu cầu của Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Fortuna đối với Seaprodex.
Tuy nhiên, Seaprodex Sài Gòn khẳng định không có hợp đồng mua bán nào giữa công ty và Fortuna, và cho biết hợp đồng kinh tế với Fortuna thời điểm năm 2011 để mua bán hơn 1.008 tấn cà phê với giá 52,9 tỷ đồng là hợp đồng giả tạo, được bà Trần Thị Mai H- Giám đốc của Công ty Thiên Phú dàn dựng lập hợp đồng khống với ông D, nguyên Tổng giám đốc của Seaprodex Sài Gòn với hồ sơ giao nhận hàng lập cùng ngày, hoá đơn giá trị gia tăng lập cùng ngày, không có chữ ký bên mua, đóng dấu (bán hàng qua điện thoại) và phiếu nhập hàng có nhiều dấu hiệu giả mạo để công ty Fortuna trình cho toà án.
Seaprodex không có bất kỳ tài liệu, hồ sơ nào việc việc mua bán 1.008 tấn cà phê và khoản nợ khách hàng 52,9 tỷ đồng.
"Công ty Seaprodex Sài Gòn xác nhận chúng tôi không bị mất khả năng thanh toán. Chúng tôi không có khoản nợ 52,9 tỷ đồng đối với Thiên Phú. Seaprodex Sài Gòn chỉ đang bị một nhóm cá nhân bất chấp luật pháp để làm tổn hại đến giá trị doanh nghiệp, uy tín của công ty trên thị trường và làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư, cổ đông", Seaprodex Sài Gòn cho hay.
Seaprodex Sai Gon mo thu tuc pha san: Ai la chu no?
 
Chuyển hướng khiến SeaProdex Saigon ngày càng kinh doanh bết bát
SeaProdex Saigon chính thức thành lập năm 2006, công ty chuyên kinh doanh về chế biến và xuất khẩu thủy sản. Công ty có 3 công ty con là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ Sản Hà Nội, CTCP Xuất nhập khẩu Thuỷ Sản Năm Căn, CTCP Cơ khí Đóng tàu Thuỷ Sản Việt Nam với tỉ lệ góp vốn lần lượt là 59,35%; 50,83%; 62,37%.
Hiện SCIC đang là cổ đông lớn nhất nắm giữ 63,38% vốn của Seaprodex. Bên cạnh đó, còn có Bất động sản Anh Tú với 13,4% vốn, Bất động sản Hướng Công Viên với 19,96% vốn. Các cổ đông nhỏ lẻ sở hữu 3,25% vốn Công ty.
Trước đây, hoạt động kinh doanh của công ty tập trung vào kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản. Từ năm 2011, công ty mở rộng sang các mặt hàng nông sản, hàng hóa sắt thép, vật tư, hạt nhựa… Từ đó, hoạt động kinh doanh có xu hướng đi xuống do cạnh tranh gay gắt đẩy giá trị xuất nhập khẩu giảm mạnh.
Năm 2015, Ban lãnh đạo công ty đã thay đổi định hướng kinh doanh, tập trung vào hoạt động kinh doanh bất động sản nhằm khai thác nguồn quỹ đất đang quản lý. Tháng 11/2015, SSN đã tăng vốn từ 96 tỷ đồng lên 396 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phần riêng lẻ. Có nhiều ý kiến cho rằng viêc chuyển hướng sang lĩnh vực bất động sản là nguyên nhân chính dẫn đến phá sản của doanh nghiệp này.
Báo cáo tài chính quý 1/2022, Seaprodex Sài Gòn đạt doanh thu hơn 2,76 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả lợi nhuận sau thuế cũng giảm mạnh chỉ còn hơn 21 triệu đồng so với con số hơn 185 triệu đồng của quý 1/2021.
Còn kết quả kinh doanh năm 2021 cũng đi xuống khi doanh thu chỉ đạt hơn 16 tỷ đồng so với mức hơn 40 tỷ đồng của cả năm 2020; lợi nhuận sau thuế cả năm 2021. Lãi sau thuế cũng èo uột với mức hơn 66 triệu đồng, tăng nhẹ so với mức lãi 57,8 triệu đồng của cả năm 2021.
Ai là chủ nợ của SeaProdex Saigon?
Tại ngày 31/3/2022, SeaProdex Saigon có tổng tài sản đạt 1.086 tỷ đồng, vốn góp của chủ sở hữu là 396 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là gần 55 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ phải trả của công ty này hiện lên tới 634 tỷ đồng, tương đương gần 60% tài sản.
Công ty ghi nhận chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn hơn 28 tỷ đồng. Đây là chi phí liên quan đến xây dựng dự án khu dân cư tại số 678 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình.
Seaprodex Sai Gon mo thu tuc pha san: Ai la chu no?-Hinh-2
 Nguồn: BCTC quý 1/2022 của SSN.
Nợ phải trả ngắn hạn của công ty đang ở mức gần 600 tỷ đồng, bao gồm từ tiền kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiển thất nhiệm, phải trả lương nhân viên nghỉ việc từ thời điểm cổ phần hóa, phải trả khoản tiền mượn của CTCP Thủ Thiêm Land, CTCP Thanh Niên,...
Đáng chú ý, riêng khoản tiền nhận góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh liên quan đến dự án Centa Park 678 Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM đã chiếm hơn 500 tỷ đồng.
Đây là khoản tiền mà công ty nhận góp vốn từ đối tác CTCP Thương mại Dịch vụ và Xây dựng (Traseco) để đầu tư dự án Centa Park 678 Âu Cơ. Trong dự án này, Seaprodex Saigon góp vốn bằng quyền đầu tư dự án và các hạng mục công trình với giá trị tạm tính 500 tỷ đồng. Theo hợp đồng ký kết, các bên sẽ được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ dự án theo tỷ lệ góp vốn đầu tư.
Dự án Centa Park số 678 Âu Cơ, quận Tân Bình sở hữu vị trí với 4 mặt tiền đường Âu Cơ – Đồng Đen – Hồng Lạc – Bàu Cát 8. Dự án từng được quảng bá rầm rộ vào thời điểm năm 2016. Tuy nhiên, sau đó không lâu thì dự án nằm bất động cho đến nay.
Trong thuyết minh báo cáo tài chính cho kỳ kế toán kết thúc 31/3/2022, chi phí ngắn hạn chi phí môi giới cho riêng dự án marketing dự án Cent Park 1.854 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Quản lý Kinh doanh nhà TP HCM 1.939 tỷ đồng, CTCP Giống gia cầm TP HCM là 2.981 tỷ đồng; chi phí lãi vay 950 triệu đồng…
Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN