Mỗi tuần một doanh nghiệp: Nhà máy IMP3 sẽ là động lực tăng trưởng của IMP năm 2022

VDSC cho rằng nhà máy IMP3 tiếp tục là động lực tăng trưởng chính trong năm 2022 khi nó chiếm khoảng 73% giá trị đấu thầu của IMP từ đầu năm.

Doanh thu tháng 8 tiếp tục tăng trưởng mạnh

Lũy kế 8T2022, doanh thu và LNTT của IMP lần lượt đạt 954 tỷ đồng (+20,2% YoY) và 171,4 tỷ đồng (+18,3% YoY), tương ứng hoàn thành 65,8% và 62,3% kế hoạch năm.

Trong đó doanh thu thuốc tự sản xuất chiếm tỷ trọng 97,6%, thuốc nhượng quyền và mua ngoài chiếm tỷ trọng khoảng 2,4%. Kênh bán hàng nhà thuốc (OTC) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ khi đạt 41,7% YoY, còn kênh bệnh viện (ETC) tăng trưởng -2,1% YoY nhưng cho thấy tốc độ tăng trưởng đã hồi phục dần so với mức âm 11,2% vào tháng 7/2022.

Do thời điểm Q3/2021 đang thực hiện giãn cách xã hội tại các tỉnh phía Nam nên công ty không phát sinh nhiều chi phí, lũy kế 8T2022 chi phí bán hàng và quản lý của IMP cũng tăng mạnh từ mức nền thấp lần lượt là 20% và 47% YoY dẫn tới tốc độ tăng trưởng LNTT thấp hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu.

Moi tuan mot doanh nghiep: Nha may IMP3 se la dong luc tang truong cua IMP nam 2022
 Doanh thu tháng 8 của IMP tăng trưởng mạnh.

Nhà máy IMP4 chính thức được Bộ Y tế công bố nhà máy đạt tiêu chuẩn EU – GMP

Nhà máy IMP4 chính thức được Bộ Y tế công bố đạt tiêu chuẩn EU – GMP vào tháng 9/2022. Đây là nhà máy có với tổng vốn đầu tư lớn nhất của IMP từ trước tới nay, mang giá trị 470 tỷ đồng và sản xuất thuốc Non-betalactam (những nhà máy EU – GMP trước đây tập trung vào các loại thuốc kháng sinh Betalactam có hoạt chất Cephalosporin và Penicillin). Nhà máy IMP4 sẽ sản xuất các dòng thuốc Non-betalactam mà Việt Nam phải nhập khẩu từ trước tới nay bao gồm hai nhóm chính:

(1) Thuốc giảm đau, hạ sốt và (2) Thuốc đặt trị các bệnh như tiêu hóa, tim mạch, hô hấp,…với công suất thiết kế từ 56 triệu sản phẩm tới 85 triệu sản phẩm mõi năm. Do đó, việc nhà máy IMP4 đạt chuẩn EU-GMP sẽ giúp công ty nhập có thể tham gia đầu thầu thuốc nhóm 1 và nhóm 2 nhờ được hưởng lợi từ chính sách của Bộ Y tế (*).

(*) Luật dược năm 2016 số 105/2016/QH13: Đối với thuốc được mua từ ngân sách nhà nước sẽ ưu tiên sử dụng thuốc Generic, sinh phẩm tương tự đầu tiên sản xuất trong nước được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Không chào thầu thuốc nhập khẩu thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành trên cơ sở nhóm tiêu chí kỹ thuật khi thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp.

Cập nhật kết quả trúng thầu (KQTT)

KQTT 8 tháng đầu năm 2022, IMP và PME tiếp tục là công ty dược nội giành được giá trị trúng thầu cao nhất ở kênh ETC. Công ty giành được các gói thầu thuốc trị giá 626 tỷ đồng (trong đó 74,5% là thuốc Nhóm 2), tuy nhiên thấp hơn 50% so với mức 1.266 tỷ đồng trong 8T2021.

Hầu hết đóng góp từ những nhà máy sản xuất thuốc của IMP đều giảm tương đối mạnh trong năm 2022, VDSC cho rằng việc các bệnh viện đang chậm trễ trong quá trình lên kế hoạch đấu thầu tập trung gây nên sự sụt giảm mạnh về tổng giá trị gói thầu nói chung và của IMP nói riêng.

VDSC nhận thấy rằng nhà máy IMP3 (sản xuất Cephalosporin và Penicillin) tiếp tục là động lực tăng trưởng chính trong năm 2022 khi nhà máy chiếm khoảng 73% giá trị đấu thầu của IMP từ đầu năm và nhà máy IMP4 sẽ chỉ đóng góp tỷ trong doanh thu đáng kể từ năm 2023.

Mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất trong nước khác, đặc biệt là PME nhưng IMP vẫn trúng được những gói thầu Cephalosporin có giá trị lớn. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy công ty có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trong phân khúc thuốc này.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN