Mỗi tuần một doanh nghiệp: Lãi quý 1 của OIL tăng mạnh 43%, thử nghiệm mô hình cửa hàng tiện lợi

OIL công bố KQKD sơ bộ với doanh thu 17,8 nghìn tỷ đồng (+51,3% YoY) và lợi nhuận trước thuế đạt 95 tỷ đồng (+42,8% YoY), hoàn thành 39,6% và 59,0% kế hoạch tương ứng của công ty.
Tại buổi gặp gỡ NĐT của OIL vào ngày 21/4, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) ghi nhận OIL công bố kế hoạch doanh thu 2022 đạt 45 nghìn tỷ đồng (-3,0% YoY), LNTT 500 tỷ đồng (-46,1% YoY) và lợi nhuận ròng 400 tỷ đồng (-48,2% YoY), trong đó đến từ 1) giả định giá dầu thô là 60 USD/thùng (-15,5% YoY) và 2) sản lượng tiêu thụ xăng dầu là 3,2 triệu tấn (+ 1,0% YoY).
Kế hoạch doanh thu năm 2022 thấp hơn 19,3% so với kế hoạch năm 2021 của công ty, nhưng kế hoạch lợi nhuận ròng cao hơn 25% so với kế hoạch năm 2021, phản ánh quan điểm của ban lãnh đạo về triển vọng tích cực hơn vào năm 2022.
Trong năm 2021, LNST thực tế của OIL vượt mục tiêu 2,4 lần. Ban lãnh đạo cũng chia sẻ rằng mục tiêu sản lượng tiêu thụ của công ty dựa trên cơ sở thận trọng do những bất ổn hiện tại liên quan đến xung đột NgaUkraine và giá dầu cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu xăng dầu. Ngoài ra, OIL đặt mục tiêu cổ tức tiền mặt năm 2021 là 350 đồng/ cổ phiếu (lợi suất 2,6%) sau khi không chia cổ tức tiền mặt cho năm 2020.
Moi tuan mot doanh nghiep: Lai quy 1 cua OIL tang manh 43%, thu nghiem mo hinh cua hang tien loi
 
KQKD quý 1/2022 khả quan: OIL công bố KQKD sơ bộ với doanh thu 17,8 nghìn tỷ đồng (+51,3% YoY) và lợi nhuận trước thuế đạt 95 tỷ đồng (+42,8% YoY), hoàn thành 39,6% và 59,0% kế hoạch tương ứng của công ty. Kết quả khả quan này được thúc đẩy bởi xu hướng tăng của giá xăng dầu và tổng sản lượng tiêu thụ tăng 16,7% YoY.
Trong khi nhu cầu xăng dầu từ các trạm xăng thuộc sở hữu của OIL bị ảnh hưởng tiêu cực bởi giá cao, nhu cầu từ các kênh đại lý (do đại lý sở hữu/đại lý vận hành) vẫn tăng mạnh trong quý 1/2022.
Nguyên nhân là do giá nhập khẩu cao và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm hiệu suất hoạt động khiến các đơn vị phân phối xăng dầu nhỏ lẻ gặp khó khăn trong tạo nguồn/nhập khẩu xăng dầu đầu vào; do đó, chỉ có các nhà phân phối lớn như PLX và OIL mới có thể quản lý đủ nguồn cung xăng dầu để cung cấp cho các đại lý.
Tiến độ mở rộng trạm xăng: Khi những gián đoạn liên quan đến dịch COVID-19 giảm dần, OIL đã mở 22 trạm xăng mới trong quý 1/2022 so với 26 trạm mở vào năm 2021. OIL đặt mục tiêu mở 40-50 trạm xăng mỗi năm trong tương lai và dự kiến sản lượng tiêu thụ có thể cao hơn mức tăng trưởng tổng tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam nhờ vào việc mở rộng các trạm xăng dầu.
Khai thác tiềm năng từ cửa hàng tiện lợi: Theo OIL, công ty đã thử nghiệm mô hình cửa hàng tiện lợi (PVMart) tại 2 trạm xăng dầu ở miền Bắc từ cuối năm 2021. Công ty đã đạt được thành công sơ bộ với 2 cửa hàng này khi đạt hòa vốn vào năm 2021.
OIL mục tiêu mở 2 PVMart mới vào năm 2022. Trong số 633 trạm xăng dầu hiện tại thuộc sở hữu, OIL ước tính khoảng 200 trạm có thể đủ điều kiện để áp dụng mô hình cửa hàng tiện lợi.
OIL đang nỗ lực quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch: Ban lãnh đạo của OIL cho biết việc chuyển đổi sang xe điện có thể là mối đe dọa đối với nhu cầu xăng dầu trong dài hạn.
Do đó, OIL đã ký hợp đồng với Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) vào năm 2021 để thực hiện một nghiên cứu về trạm sạc pin và phân tích tác động của xe điện tới thị trường xăng dầu. Trong khi đó, không có diễn biến mới nào liên quan đến việc hợp tác với VinFast để lắp đặt các trạm sạc.
Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN