Lợi nhuận ngành Phân bón tăng mạnh mẽ, cổ phiếu giá nào hợp lý?

SSI Research vừa có báo cáo phân tích ngành Phân bón với chủ đề lợi nhuận 2021 mạnh mẽ, nhưng định giá không hấp dẫn.
Về xu hướng giá urea thế giới nửa cuối 2021-2022, SSI Research ước tính Trung Quốc có thể vẫn khan hiếm than, khiến nguồn cung phân bón giảm. Lũ lụt lớn tại Trung Quốc gần đây khiến nguồn cung càng giảm. Các quốc gia nhập khẩu phân bón phải chịu chi phí vận chuyển cao bất thường khiến giá phân bón tăng cao. SSI Research ước tính tình trạng thiếu cung tiếp diễn trong 2022, do đó giá urea trên thị trường vẫn ở mức cao.
Còn xu hướng giá urea trong nước nửa cuối 2021-2022, SSI Research ước tính sản xuất urea trong nước tăng từ Q3/2021 do các nhà máy DPM, Hà Bắc và Ninh Bình hoạt động trở lại.
Trong khi đó, DCM sẽ bảo dưỡng nhà máy 10 ngày trong Q3/2021. Mặc dù sản lượng sản xuất tăng và có thể thừa cung trong nước, SSI Research cho rằng các công ty phân bón Việt Nam vẫn tăng giá bán so với cùng kỳ để dù đắp phần tăng giá khí đầu vào.
Trong trường hợp thừa cung urea trong nước (đặc biệt trong Q3/2021 khi tiêu thụ các mặt hàng nông sản giảm do hạn chế vận chuyển trong giãn cách xã hội và tiêu dùng giảm do làn sóng Covid-19 bùng phát), các công ty phân bón Việt Nam có thể xuất khẩu sản lượng dư thừa và đạt lợi nhuận cao nhờ giá bán urea trên thị trường quốc tế ở mức cao.
Về rủi ro giảm đối với ngành, SSI Research cho rằng co khả năng gián đoạn sản xuất tại Việt Nam do làn sóng Covid-19 bùng phát. Đồng thời, Việt Nam có thể thắt chặt việc xuất khẩu urea để duy trì đảm bảo lương thực và hạ nhiệt giá thị trường urea. SSI Research lưu ý rằng Chính phủ khá quan ngại việc giá phân bón ở mức cao trong tháng 4/2021, mặc dù chưa có biện pháp nào cụ thể.
Biên lợi nhuận gộp DCM ước tính tăng từ 17,4% trong 2020 lên 19,3% trong 2021
Đối với CTCP Phân bón Dầu Khí Cà Mau (HoSE: DCM), SSI Research ước tính 2021-2022, với giá urea tăng cao hơn kỳ vọng và lợi nhuận tăng từ phân bón thương mại, SSI Research tăng 62% ước tính lợi nhuận 2021 và dự báo năm 2022.
Lý do SSI Research ước tăng lợi nhuận của DCM dựa vào giả định giá FO ở mức 380 USD/tấn cho năm 2021 và 2022. Do đó, giá khí đầu vào 2021 và 2022 ước tính là 6,4 USD/mmbtu (+39% YoY so với 2020, đã bao gồm VAT).
Đồng thời, dự báo sản xuất urea trong nước sẽ tăng trong nửa cuối 2021 so với nửa đầu năm, giá bán trung bình urea sẽ giảm nhẹ từ mức đỉnh Q2/2021. Do đó, SSI Research ước tính giá bán trung bình urea 2021 là 7.700 đồng (+28% YoY, vs 7.900 đồng/kg trong nửa đầu 2021). Năm 2022, SSI Research ước tính giá bán urea sẽ tăng nhẹ 1% YoY lên 7.800 đồng/kg.
Loi nhuan nganh Phan bon tang manh me, co phieu gia nao hop ly?
 Ước tính lợi nhuận năm 2021 và 2021 của DCM
Sản lượng tiêu thụ urea 2021 ước tính là 910 nghìn tấn (-10% YoY, do bảo trì nhà máy trong Q3/2021 và cơ sở cao trong 2020) và 940 nghìn tấn (+3% YoY, không có bảo dưỡng nhà máy) trong 2022.
Phân bón thương mại ước tính đạt 1.425 tỷ đồng (+7% YoY) và 1.542 tỷ đồng (+8% YoY) cho giai đoạn 2021-2022.
Nhà máy NPK ước tính đi vào hoạt động từ Q1/2022. DCM có thể cần chờ chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam và kiểm tra trước khi đưa vào vận hành thương mại. SSI Research ước tính sản lượng tiêu thụ NPK năm 2022 là 90 nghìn tấn (30% công suất).
Biên lợi nhuận gộp ước tính tăng từ 17,4% trong 2020 lên 19,3% trong 2021, nhưng có thể điều chỉnh nhẹ về 18,1% trong 2022 do nhà máy NPK đi vào hoạt động, dự án này có biên lợi nhuận nhỏ trong năm đầu hoạt động.
Nếu không tính thu nhập bất thường, tăng trưởng lợi nhuận 2021-2022 của DPM có thể đạt 59% và 8%
Với Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HoSE: DPM), SSI Research điều chỉnh tăng 75% ước tính LNTT 2021 do giá urea và NH3 cao hơn ước tính, công suất NPK tăng, và lợi nhuận tăng từ phân bón thương mại cùng với thu nhập bất thường.
SSI Research giả định giá FO ở mức 380 USD/tấn cho năm 2021 và 2022. Do đó, giá khí đầu vào 2021 và 2022 ước tính là 6,8 USD/mmbtu (+35% YoY so với 2020, đã bao gồm VAT).
Urea ước tính đạt sản lượng tiêu thụ năm 2021-2022 là 790 nghìn tấn (-4% YoY, do bảo dưỡng nhà máy) và 800 nghìn tấn (+1% YoY, không có bảo dưỡng nhà máy nhưng urea sử dụng cho sản xuất NPK, công suất 100%). Giá bán trung bình urea 2021-2022 ước tính là 7.700 đồng/kg (+26% YoY) và 7.800 đồng/kg (+1% YoY).
Loi nhuan nganh Phan bon tang manh me, co phieu gia nao hop ly?-Hinh-2
 Ước tính lợi nhuận 2021 và 2022 của DPM
NPK ước tính đạt sản lượng tiêu thụ năm 2021-2022 là 200 nghìn tấn (+111% YoY) và 250 nghìn tấn (+25% YoY, hết công suất). Mặc dù chi phí nguyên liệu tăng trong 6T2021, giá NPK của DPM không đổi do công ty muốn đẩy mạnh sản lượng. Tuy nhiên, từ tháng 7/2021, DPM đã tăng giá bán. Do đó, SSI Research ước tính giá bán trung bình NPK 2021-2022 là 9.000 đồng/kg (+6% YoY) và 9.900 đồng/kg (+10% YoY).
NH3 ước tính đạt sản lượng tiêu thụ năm 2021-2022 là 85 nghìn tấn (+25% YoY) và 70 nghìn tấn (-18% YoY, sử dụng là nguyên liệu cho NPK). Giá bán trung bình 2021-2022 ước tính là 11.000 đồng/kg (+86% YoY) và 9.000 đồng/kg (-18% YoY, giả định trình trạng khan hiếm NH3 sẽ giảm bớt sau đợt tăng đột biến trong Q2/2021).
Phân bón thương mại ước tính đạt 1.409 tỷ đồng (+10% YoY) trong 2021 và 1.470 tỷ đồng (+4% YoY) trong 2022.
Biên lợi nhuận gộp có thể tăng từ 22% trong 2020 lên 26% trong 2021, nhờ thuận lợi về giá bán cho tất cả các sản phẩm, công suất NPK tăng và hoàn nhập bất thường chi phí sản xuất theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước. Năm 2022, biên lợi nhuận gộp phân bón thương mại và NH3 có thể điều chỉnh từ mức cao trong 2021, do đó biên lợi nhuận gộp chung có thể giảm còn 24%.
Nếu không tính thu nhập bất thường trong 2020 và 2021, tăng trưởng lợi nhuận 2021-2022 có thể đạt 59% và 8% tương ứng.
SSI Research tăng giá mục tiêu đối với DPM (từ 19.700 đồng/cp lên 32.000 đồng/cp) và DCM (từ 19.100 đồng/cp lên 25.000 đồng/cp) dựa trên ước tính 2022.
Loi nhuan nganh Phan bon tang manh me, co phieu gia nao hop ly?-Hinh-3
 So sánh các chỉ số giữa các công ty cùng ngành
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN