Fideco lỗ khủng gần 200 tỷ do khoản nợ xấu từ Dệt may Liên Phương

Trích lập dự phòng 199 tỷ đồng cho khoản nợ xấu từ Dệt may Liên Phương khiến Fideco báo lỗ năm 2022 tới 197 tỷ đồng.
CTCP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (Fideco, HoSE: FDC) công bố kết quả kinh doanh quý 4/2022 với doanh thu thuần tăng khá 32% so cùng kỳ lên mức 4,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, doanh thu tài chính lao dốc về vỏn vẹn 11 triệu đồng trong khi cùng kỳ hơn 17 tỷ đồng. Thêm vào đó, chi phí quản lý tăng vọt gấp 44 lần lên mức 203 tỷ đồng do dự phòng.
Chính những điều này khiến Fideco lỗ ròng khủng 199 tỷ đồng trong quý 4/2022, ghi nhận quý thứ 3 liên tiếp chìm trong thua lỗ.
Tính chung cả năm 2022, Fideco đạt doanh thu 17 tỷ đồng, tăng 6% lên 17 tỷ đồng. Thu không đủ bù chi khiến cả năm Fideco lỗ nặng gần 198 tỷ đồng, trong khi năm 2021 vẫn có lãi 3,8 tỷ đồng. 
Fideco lo khung gan 200 ty do khoan no xau tu Det may Lien Phuong
 Kết quả kinh doanh năm 2022 của Fideco
Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản của Fideco giảm gần 24% về còn 613 tỷ đồng. Trong đó tiền mặt chỉ còn hơn 11 tỷ đồng (giảm 76%), đặc biệt các khoản phải thu ngắn hạn lao dốc 92% về còn 41,5 tỷ đồng do Fideco phải tăng trích lập dự phòng lên tới 199 tỷ đồng khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng. Đây chính là dự phòng cho khoản nợ xấu từ CTCP Dệt may Liên Phương. 
Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả hơn 168 tỷ đồng, tăng nhẹ so đầu kỳ, trong đó không phát sinh vay nợ tài chính. 
Về dòng tiền, mặc dù lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của fideco trở dương gần 72 tỷ đồng nhưng hoạt động đầu tư lại âm 107 tỷ đồng do tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác âm 280 tỷ đồng. Do đó, lưu chuyền tiền thuần trong kỳ của Fideco âm hơn 35,5 tỷ đồng. 
Fideco lo khung gan 200 ty do khoan no xau tu Det may Lien Phuong-Hinh-2
 Dự án của Fideco
Được biết, Dệt may Liên Phương được thành lập từ năm 1960, có tên ban đầu là Kỹ nghệ tơ sợi Liên Phương Công ty - Lysyntex, chuyên sản xuất vải dệt thoi từ sợi tổng hợp (polyester, nylon,…). Giai đoạn 2013 - 2019, công ty tái cơ cấu sản xuất, sáp nhập với Công ty Vinatex ITC và đổi tên thành CTCP Dệt may Liên Phương.
Dệt may Liên Phương hiện sở hữu hai nhà máy chính là Nhà máy may veston VITC Garment (thuộc VITC Garment Co...) với công suất 600.000 bộ/năm và Nhà máy sản xuất vải len, công suất 6 triệu m/năm. 
Năm 2022, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã lên kế hoạch thoái hết 19,15% vốn (4,5 triệu cổ phần) tại đơn vị thành viên là CTCP Dệt may Liên Phương với giá khởi điểm là 19.800 đồng/cp, tương đương giá trị lô cổ phần sẽ tối thiểu 89,1 tỷ đồng. 
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN