Các doanh nghiệp lỗ luỹ kế hàng nghìn tỷ đang vay nợ ngân hàng nào?

Trong thời kì kinh tế gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều ngân hàng có đang "sốt vó" khi cho các doanh nghiệp nợ luỹ kế hàng nghìn tỷ đồng vay?
Theo thống kê, ông lớn Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HVN) là doanh nghiệp có lỗ luỹ kế tính đến 30/9 khủng nhất trong các doanh nghiệp niêm yết.
Trong 9 tháng năm 2020, HVN ghi nhận doanh thu thuần ở mức 32.411 tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lỗ ròng lên đến gần 10.472 tỷ đồng.
Công ty cho biết nguyên nhân do dịch COVID-19 đã tác động nghiệm trọng đến ngành hàng không toàn cầu, khiến doanh thu công ty mẹ giảm đến 66% bởi giảm doanh thu cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, các đơn vị có liên quan đến dịch vụ hàng không cũng ảnh hưởng lớn như Vacs, Skypec, Viags…
Khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn hiện ở mức 11.684 tỷ đồng, gần gấp đôi so với đầu năm. Vay nợ dài hạn ghi nhận đến 23.372 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ. Tuy vậy HVN không thuyết minh cụ thể những khoản vay nợ đến từ các chủ nợ nào.
Cac doanh nghiep lo luy ke hang nghin ty dang vay no ngan hang nao?
 Nguồn: BCTC HVN.
Bên cạnh ngập trong đống nợ, HVN còn đối mặt với khó khăn trong dòng tiền. Tính đến cuối quý 3/2020, dòng tiền kinh doanh đang âm gần 6.270 tỷ đồng, trong khi năm ngoái dương gần 7.874 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dòng tiền từ hoạt động đầu tư ghi nhận dương 3.149 tỷ đồng, nhờ thu hồi nợ vay và bán lại các công cụ nợ của tổ chức khác (3.679 tỷ đồng).
Đứng trước tình trạng này, HVN đề xuất phương án xin hỗ trợ cho vay tối thiểu 4.000 tỷ đồng, trong 3 năm, với lãi suất ưu đãi.
Và kiến nghị Chính phủ cho phép phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn, cổ đông nhà nước có thể giao 1 đơn vị mua phần cổ phần này (như SCIC). Quy mô phát hành cổ phiếu được cân đối với phương án vay, đảm bảo tổng số vốn bổ sung cho HVN khoảng 12.000 tỷ đồng.
Về trung dài hạn, HVN kiến nghị Chính phủ bảo lãnh cho hãng phát hành trái phiếu 10 năm, quy mô 10.000 tỷ đồng để thực hiện dự án đầu tư đội máy bay giai đoạn 2021-2025.
Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã nhất trí với đề nghị của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho HVN do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Ghi nhận lỗ luỹ kế đến 4.368 tỷ đồng đó là CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Đạm Hà Bắc, DHB), riêng trong 9 tháng 2020 khoản lỗ của DHB cũng đã lên đến 1.078 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo công ty, COVID-19 là nguyên nhân ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh, cụ thể là giá dầu thô thế giới giảm mạnh, giá Urê và NH3 vẫn ở mức thấp kéo theo việc giá bán sản phẩm đã giảm 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, DHB phát sinh thua lỗ do chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng 30% trong tổng doanh thu. Tại ngày 30/9, Công ty đang vay nợ tài chính ngắn hạn là 1.203 tỷ đồng, tăng gần 5% so đầu kỳ; còn dài hạn tới 6.283 tỷ đồng, giảm nhẹ 4%. Tức tổng mức vay nợ tài chính hớn 7.000 tỷ đồng.
Tổng Giám đốc Đạm Hà Bắc Nguyễn Đức Ninh cho biết, hiện Đạm Hà Bắc vay BIDV với lãi suất bình quân là 10,78%/năm (các khoản dư nợ đang áp dụng lãi suất từ 8,55%/năm đến 12%/năm).
“Do công ty không thể cân đối được dòng tiền trả nợ đúng hạn gốc, lãi và phải chịu lãi phạt trên số tiền chậm trả (lãi phạt trên số tiền chậm trả là 150% lãi suất trong hạn, có khoản vay với lãi phạt lên đến 18%/năm)”, lãnh đạo Công ty phân trần.
Trước đó, trong cả năm 2019, chi phí lãi vay của DHB đạt 840 tỷ đồng, tăng gần 14% so với năm trước và đều chưa thanh toán cho ngân hàng.
Trong đó, khoản vay lớn nhất là để đầu tư dự án cải tạo và mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc với giá trị tổng cộng 7.000 tỷ đồng. Gần 3.770 tỷ đồng được vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) theo hợp đồng tín dụng ký năm 2008, đáo hạn vào năm 2023. Cũng để tài trợ cho dự án này, DHB vay 222 triệu USD với lãi suất 5,5%/năm tại Vietinbank hồi năm 2010.
Cac doanh nghiep lo luy ke hang nghin ty dang vay no ngan hang nao?-Hinh-2
Ngân hàng có lo lắng khi cho doanh nghiệp lỗ khủng vay tiền?
Một doanh nghiệp trên sàn UpCOM đó là CTCP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (NOS) cũng đang ngập trong thua lỗ với lỗ luỹ kế 4.355 tỷ đồng. Với mức lỗ thê thảm, NOS cũng đang gánh 755 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn và hơn 2.171 tỷ đồng vay nợ dài hạn tại các ngân hàng.
Trong 2.171 tỷ đồng nợ dài hạn của NOS, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho vay 936 tỷ đồng, Vietcombank (VCB) cho vay 854 tỷ đồng, SeABank chi nhánh Hải Phòng là 194 tỷ đồng và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là 172 tỷ đồng.
Theo như thuyết minh, NOS có 2 khoản vay dài hạn tại Vietcombank đều bằng USD và được thế chấp bằng tàu Ngọc Sơn, tàu Nosco Glory và tàu Star với lãi suất là 2,2%/năm.
Tuy giảm lỗ hơn so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm nhưng mức lỗ luỹ kế của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) cũng đứng trong những doanh nghiệp có số lỗ luỹ kế hơn cả nghìn tỷ đồng.
Hiện công ty nông nghiệp của bầu Đức ghi nhận lỗ đến ngày 30/9 2.664 tỷ đồng, đồng thời đang mang khoản nợ vay tài chính ngắn hạn và dài hạn tổng cộng hơn 12.245 tỷ đồng.
Một số chủ nợ của HNG có thể kể đến TPBank, Sacombank, HDBank, BIDV, Ngân hàng Liên doanh Lào Việt,…
Chủ nợ chính đối với khoản vay ngắn hạn của HNG là TPBank gần 600 tỷ đồng. Tài sản thế chấp cho TPBank là tài sản của Công ty TNHH Cao su Eastern đã, đang và sẽ hình thành trên đất theo giấy chuyển nhượng quyền sở hữu đất tô nhượng kinh tế tại Campuchia với diện tích 925 ha, cùng với 454 ha đất trồng cây ăn trái tại Lào thuộc sở hữu của Đại Thắng, và gần 33 triệu cổ phiếu HNG thuộc sở hữu của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG).
Còn BIDV cho HNG khi cho vay dài hạn 1.239 tỷ đồng. Tài sản thế chấp bao gồm quyền sử dụng đất và vườn cây cao su với quy mô gần 9.997 ha tại Lào thuộc sở hữu của Hoàng Anh Attapeu; cùng 2 tầng thuộc khu thương mại tại Tổ hợp chung cư – Thương mại Bàu Thạc Gián Đà Nẵng thuộc sở hữu của HAG và 13,3 triệu cp HNG cũng thuộc sở hữu của HAG…
Theo ghi nhận trên báo cáo, dư nợ vay ngân hàng giảm mạnh, tuy vậy HAGL Agrico tăng dư nợ vay dài hạn, chủ yếu là từ các doanh nghiệp. Chi tiết gồm: Thaco cho mượn 1.919 tỷ, Thadi 2.186 tỷ, HAGL 2.119 tỷ đồng...
Bên cạnh đó, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của HNG ghi nhận âm 855 tỷ đồng, trong khi năm trước âm 1.243 tỷ đồng. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của HNG vẫn âm 58 tỷ đồng, trong khi năm trước dương 68 tỷ đồng.
Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN