Vụ 'nhầm lẫn' trong việc mất rừng ở dự án Đại Tùng Lâm Hoa Sen: Có gì trong biên bản kiểm tra hiện trường?

Dự án Khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm Hoa Sen (dự án Đại Tùng Lâm Hoa Sen), huyện Đạ Huoai do Công ty TNHH tập đoàn đầu tư Hoa Sen (Tập đoàn Hoa Sen) làm chủ đầu tư.

Để kiểm tra việc mất rừng tại dự án Đại Tùng Lâm Hoa Sen của Tập đoàn Hoa Sen, ngày 6/5, đại diện Sở Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, đại diện Tập đoàn Hoa Sen cùng các phòng chức năng huyện Đạ Hoai, chính quyền địa phương, một số đơn vị liên quan và người dân từng sống trong diện tích trên đã có buổi kiểm tra hiện trường.

Theo đó, so sánh tài nguyên rừng tại thời điểm năm 2020 so với năm 2011 - thời điểm dự án được cấp phép - thì diện tích rừng bị giảm là 8,6ha. Trong đó, đỉnh núi B’Nom Lu Mu diện tích 2,94ha được coi không mất rừng; hơn 0,2ha đã bị phá, lấn chiếm và được Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Đạ Hoai lập biên bản trước thời điểm bàn giao cho chủ đầu tư. Do vậy, việc kiểm tra tập trung vào 5,44ha diện tích rừng bị mất trong dự án Đại Tùng Lâm Hoa Sen.

Trong biên bản làm việc, đại diện Tập đoàn Hoa Sen cho rằng từ thời điểm nhận giao đất, rừng, chủ đầu tư đã không để xảy ra việc phá, lấn chiếm đất rừng. 1,86ha diện tích rừng bị mất đã được các hộ dân sử dụng, được cấp quyền sử dụng đất trước thời điểm bàn giao cho Tập đoàn Hoa Sen.

Đối với 3,58ha rừng bị mất còn lại, đại diện tập đoàn này cho rằng cũng là do các hộ dân đã khai phá từ những năm 1990 để trồng sầu riêng, điều trước khi bàn giao để đầu tư dự án Đại Tùng Lâm Hoa Sen.

Do đó, Tập đoàn Hoa Sen đề nghị xem xét điều chỉnh 5,44ha này ra khỏi diện tích rừng trong phạm vi ranh giới đất giao cho chủ đầu tư quản lý nhưng vẫn giữ thuộc dự án Đại Tùng Lâm Hoa Sen.

Vu 'nham lan' trong viec mat rung o du an Dai Tung Lam Hoa Sen: Co gi trong bien ban kiem tra hien truong?
 Hiện trạng dự án Khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm Hoa Sen khai thác đất đá từ ngọn đồi xanh ven Quốc lộ 20. Ảnh Báo điện tử Tuổi trẻ Thủ đô.

Phòng Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn xác nhận những nội dung trên và cho rằng từ năm 2011 đến nay, Tập đoàn Hoa Sen đã tổ chức tốt công tác bảo vệ rừng, không để xảy ra tình trạng phá rừng làm rẫy. UBND thị trấn Đạ M’Ri thống nhất với ý kiến này. Vì vậy, các bên thống nhất kết luận diện tích 5,44ha rừng bị mất là trước thời điểm bàn giao cho Tập đoàn Hoa Sen vào năm 2011.

Việc xác định diện tích trên có rừng là do phương pháp kiểm kê năm 2011 khiến đơn vị tư vấn “nhầm lẫn” khi không “bóc tách” phần diện tích do cây lồ ô, cây bị tái sinh trên diện tích 5,44ha nên được tính là có rừng.

Như đã đưa tin, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản về kết quả đánh giá nguyên nhân mất rừng tại dự án Khu du lịch tâm linh Đại Tùng Lâm Hoa.

Theo hồ sơ đã được Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn phê duyệt thẩm định ngày 23/9/2020, tổng diện tích rừng bị giảm mà chưa xác định được nguyên nhân so với văn bản thẩm định ngày 13/6/2011 là 5,44ha tại khu vực thuộc dự án Đại Tùng Lâm Hoa Sen.

Sau khi kiểm tra, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông cho biết gần 1,86ha trong tổng số 5,44ha đã được UBND xã Đạ M'Ri xác nhận nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất từ năm 1993. Do đó, diện tích đã giao cho các hộ dân, được cấp quyền sử dụng đất để trồng cây trước thời điểm bàn giao đất cho Tập đoàn Hoa Sen.

Phần diện tích còn lại 3,58 ha, qua kiểm tra trên hiện trường tìm thấy nhiều gốc cây điều bị chặt hạ, gốc đã khô mục cũng như những cây điều còn sống, gốc có đường kính từ 25-30 cm, tương đương với những cây điều còn sống đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ là trồng từ năm 1996.

UBND thị trấn Đạ M'Ri phối hợp các bên liên quan làm việc với các hộ, cán bộ thôn và ghi nhận phần diện tích này được người dân khai hoang từ những năm 1992-1993. Tuy nhiên từ năm 2008-2012, họ không chăm sóc và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất nên trong giai đoạn này cây lồ ô, cây tái sinh phát triển song song với cây trồng của người dân, gây "nhầm lẫn" khi được coi là đất có rừng.

Hơn nữa, phần diện tích này nằm rải rác ở 12 vị trí khác nhau nên hồ sơ kiểm kê tài nguyên rừng năm 2011 đánh giá phần diện tích nêu trên là đất có rừng trước thời điểm bản giao đất cho Tập đoàn Hoa Sen.

Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn kết luận, mặc dù theo Quyết định số 2349 ngày 18/10/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc thu hồi đất lâm nghiệp và cho Tập đoàn Hoa Sen thuê đất, thuê rừng triển khai dự án và Biên bản bàn giao ranh giới đất và tài nguyên rừng thì toàn bộ diện tích giao cho Tập đoàn Hoa Sen là đất có rừng.

Tuy nhiên qua đánh giá thực tế, toàn bộ phần diện tích 5,44ha mất rừng thì người dân đã sản xuất trước năm 2011 - thời điểm bàn giao đất và rừng cho Tập đoàn Hoa Sen - nên không phải do chủ đầu tư phá, lấn chiếm.

Về nguyên nhân có sự nhầm lẫn này, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn nhận định, do năm 2011 cây trồng của người dân còn nhỏ cùng với việc điều kiện tự nhiên đặc thù tại khu vực chủ yếu là cây lồ ô phát triển nhanh chóng, chỉ cần sau 1 năm nếu cây trồng không được chăm sóc thì có thể bị cây lồ ô che khuất.

Bên cạnh đó, do phần diện tích rừng bị giảm nằm rải rác nên khi lập hồ sơ kiểm kê rừng vào năm 2011, đơn vị tư vấn đã khoanh vẽ xác định hiện trạng toàn bộ diện tích nêu trên là rừng.

Dự án Đại Tùng Lâm Hoa Sen - tên được chấp thuận dự án là Dự án quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái B'Nom Lu Mu có có tổng diện tích mặt đất - mặt nước hơn 567ha. Tổng vốn đầu tư gần 590 tỷ đồng, trong đó vốn công ty gần 236 tỷ đồng (40%) và vốn huy động gần 354 tỷ đồng (60%).

Gia Lai

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN