Lão nông miền Tây tiết lộ cách tròng thanh trà ngọt lịm

Những ngày cuối tháng 4 nắng gay gắt, ông Huỳnh Văn Cập (62 tuổi; ngụ xã Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) ra vườn hái những trái thanh trà ngọt để đóng gói giao cho siêu thị. 
Xung quanh vùng này, mùa thanh trà đã hết từ tháng 3 nhưng duy nhất vườn của ông Cập được xử lý cho trái nghịch vụ.

Lao nong mien Tay tiet lo cach trong thanh tra ngot lim

Nhờ xử lý nghịch vụ, hiện nay, chỉ ông Cập mới có thanh trà ngọt để bán

Ông Cập có 200 gốc thanh trà từ 10-15 năm, trồng trên diện tích 2 ha. Lão nông này bộc bạch: "Giống thanh trà ngọt này có nguồn gốc từ Hà Tiên - Kiên Giang và người dân ở đây hay gọi là xoài rừng. Nhiều năm về trước, tôi mua cây giống về trồng, sau 3 năm cây bắt đầu ra trái. Trái chín to như trứng gà ta, có màu vàng cam, vị ngọt, ăn được vỏ nên tôi quyết định mua cây giống với số lượng lớn".

Nếu có dịp đi ngang thị xã Bình Minh từ sau Tết Nguyên đán đến tháng 2 âm lịch, mọi người sẽ thích thú khi dọc đường dẫn cầu Cần Thơ (phía bờ Vĩnh Long) và Quốc lộ 54 (hướng từ thị xã Bình Minh về huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) xuất hiện nhiều người bày bán trái thanh trà.

Theo lời ông Cập, Bình Minh là một trong những nơi có diện tích trồng thanh trà lớn nhất vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, thanh trà ở đây chủ yếu có vị chua, ít ngọt.

Lao nong mien Tay tiet lo cach trong thanh tra ngot lim-Hinh-2

Lao nong mien Tay tiet lo cach trong thanh tra ngot lim-Hinh-3

Lao nong mien Tay tiet lo cach trong thanh tra ngot lim-Hinh-4

Những chùm thanh trà vàng ươm, vị ngọt, giá bán cao nhưng nhẹ công chăm sóc

Ông Cập cho biết: "Nhà vườn trồng thanh trà vốn phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết nên cho ra hoa, đậu trái tự nhiên. Năm nào thời tiết thuận lợi thì cây cho trái nhiều. Còn năm nay, từ đầu vụ nắng nóng nên sản lượng thanh trà giảm rất nhiều, lên đến 70%, kể cả loại ngọt và chua".

Để không phụ thuộc vào "ông trời", ông Cập đã hợp tác với các giảng viên Trường ĐH Cần Thơ xử lý cho thanh trà ngọt ra trái nghịch vụ với nhiều kỹ thuật phức tạp. Thậm chí, ông còn sang Thái Lan học hỏi và bước đầu có nhiều triển vọng.

Lao nong mien Tay tiet lo cach trong thanh tra ngot lim-Hinh-5

Lao nong mien Tay tiet lo cach trong thanh tra ngot lim-Hinh-6

Toàn bộ sản lượng thanh trà nghịch vụ của ông Cập đều được siêu thị thu mua với giá 160.000 đồng/kg

Lao nong mien Tay tiet lo cach trong thanh tra ngot lim-Hinh-7

Thanh trà có vị ngọt, ăn được cả vỏ

Lão nông này tiết lộ: "Tôi làm thử nghiệm trên 24 cây. Đầu tiên, phải bón phân cho cây ra lá mới, sau đó tưới thuốc tạo mầm... Sau khi cây ra hoa thì bón phân, phun thuốc theo định kỳ. Cây trên 10 năm khi xử lý nghịch vụ có thể cho đến 50- 70 kg trái/cây và giá bán khá cao".

Lao nong mien Tay tiet lo cach trong thanh tra ngot lim-Hinh-8

Lao nong mien Tay tiet lo cach trong thanh tra ngot lim-Hinh-9

Lao nong mien Tay tiet lo cach trong thanh tra ngot lim-Hinh-10

Ngoài bán trái, ông Cập còn bán cây giống thanh trà ngọt, dao động từ 150.000-250.000 đồng/cây

Ông Cập cho hay toàn bộ thanh trà ngọt nghịch vụ được một siêu thị thu mua 160.000 đồng/kg (cao gấp 4-5 lần so với thanh trà chua), trong khi chính vụ chỉ 120.000 đồng/kg. Rất nhiều người dân, thương lái hỏi ông Cập mua loại trái này nhưng ông đành hẹn lại mùa sau.

Thanh trà ngọt của ông Cập vừa được UBND tỉnh Vĩnh Long cấp giấy chứng nhận đạt OCOP (chương trình "Mỗi xã một sản phẩm") 4 sao vào cuối năm 2023.


Theo Ca Linh/Người lao động

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN