8/3 của những phụ nữ mưu sinh ở bãi rác lớn nhất Đà Nẵng

Trong khi nhiều phụ nữ được nâng niu nhận hoa, quà dịp 8.3 những phụ nữ mưu sinh tại bãi rác lớn nhất TP Đà Nẵng đang cần mẫn tìm kiếm những vỏ chai nhựa, vỏ chai kim loại hay túi ni lông đem đi bán...
  • 8/3 cua nhung phu nu muu sinh o bai rac lon nhat Da Nang
    Bãi rác Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) là nơi tập kết rác thải sinh hoạt trên toàn TP, từ nhiều năm nay. Mỗi ngày lượng rác được đưa về đây lên đến hàng chục, hàng trăm tấn. Nhưng đây cũng chính là nơi mưu sinh của những người phụ nữ, những người nghèo khó.
  • 8/3 cua nhung phu nu muu sinh o bai rac lon nhat Da Nang-Hinh-2
    Cứ mỗi lần có một chuyến xe chở rác tới đổ là cả chục người chạy đến vây quanh để dùng cuốc đào bới, tìm kiếm những chai nhựa, túi ni lông hay những mảnh kim loại để bán.
  • 8/3 cua nhung phu nu muu sinh o bai rac lon nhat Da Nang-Hinh-3
    Bất chấp cái nắng nóng của miền Trung, mùi hôi thối và cả nước rỉ rác chảy ra, những người phụ nữ luôn nhanh tay tiến hành đào bới, nhặt ve chai trong những bãi rác. Với hi vọng kiếm thu nhập từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng mỗi ngày trang trải cho cuộc sống gia đình. Thậm chí, có một số người dựng chòi tạm bợ ngay tại bãi rác để nghỉ ngơi và thuận tiện cho công việc.
  • 8/3 cua nhung phu nu muu sinh o bai rac lon nhat Da Nang-Hinh-4
    Khi chúng tôi đến đây, những phụ nữ mưu sinh họ rất vui vẻ nói chuyện nhưng không bao giờ để lộ họ tên đầy đủ của mình, gương mặt lúc nào cũng bịt kín vì thẹn thùng bởi cái nghề nhặt rác.
  • 8/3 cua nhung phu nu muu sinh o bai rac lon nhat Da Nang-Hinh-5
    Phải thuyết phục khoảng thời gian khá lâu thì một người phụ nữ lớn tuổi, có thân hình nhỏ, nước da đen sạm vì cháy nắng mới đồng ý cho chúng tôi biết tên là Thanh năm nay gần 60 tuổi. Bà Thanh tâm sự, trước đây bà làm ở xí nghiệp lâm sản, thế nhưng vì không có sức khỏe nên đã nghỉ việc và từ đó đến đây bà đã “gắn bó” hơn 10 năm ở bãi rác Khánh Sơn để mưu sinh qua ngày.
  • 8/3 cua nhung phu nu muu sinh o bai rac lon nhat Da Nang-Hinh-6
    Mỗi ngày bà Thanh bắt đầu công việc từ 7h sáng và kết thúc vào 19h tối. Có những ngày sức khỏe tốt thì làm đến khoảng 22h đêm mới về. “Thu nhập khoảng từ 100.000 đến 150.000 đồng/ngày, nếu ngày nào có sức khỏe làm tốt hơn thì thu nhập cao hơn”, bà Thanh chia sẻ.
  • 8/3 cua nhung phu nu muu sinh o bai rac lon nhat Da Nang-Hinh-7
  • 8/3 cua nhung phu nu muu sinh o bai rac lon nhat Da Nang-Hinh-8
    Cũng như bà Thanh, hàng chục phụ nữ khác chỉ Với hành trang là đôi ủng, nón, khẩu trang, bao tời và một cây cuốc chĩa, cứ thế lại lam lũ cày xới, mưu sinh trên bãi rác khổng lồ.
  • 8/3 cua nhung phu nu muu sinh o bai rac lon nhat Da Nang-Hinh-9
  • 8/3 cua nhung phu nu muu sinh o bai rac lon nhat Da Nang-Hinh-10
    Thu gom những gì nhặt được rồi đem lại bãi tập kết để đến chiều bán.
  • 8/3 cua nhung phu nu muu sinh o bai rac lon nhat Da Nang-Hinh-11
  • 8/3 cua nhung phu nu muu sinh o bai rac lon nhat Da Nang-Hinh-12
    Bãi tập kết “chiến lợi phẩm” thu được từ bãi rác.
  • 8/3 cua nhung phu nu muu sinh o bai rac lon nhat Da Nang-Hinh-13
    Nụ cười của một phụ nữ khi mưu sinh ở bãi rác Khánh Sơn.
  • 8/3 cua nhung phu nu muu sinh o bai rac lon nhat Da Nang-Hinh-14
    Và cứ thế ngày qua ngày, những người phụ nữ này luôn đối mặt với bãi rác khổng lồ hôi thối, ô nhiễm và đầy rẫy nguy hiểm vì miếng cơm manh áo.
Theo Lao động

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN