Giá tiêu hôm nay 9/1 duy trì mức thấp

Giá tiêu hôm nay 9/1 không biến động tại hầu hết tỉnh, thành trên diện rộng và dao động trong khoảng từ 52.500 - 54.000 đồng/kg.  
Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh 
Cụ thể, tại Đắk Lắk, cà phê đang giao dịch phổ biến 32.100 đồng/kg. Đắk Hà của tỉnh Kon Tum, cà phê Robusta cũng có giá 31.900 đồng/kg. 
Tương tự, tại các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng, giá cà phê Robusta ở mức 31.600 đồng/kg trong phiên giao dịch sáng nay.
Cùng thời điểm, giá Robusta tại Bảo Lộc đang cao hơn mặt bằng chung khoảng 100 đồng/kg, lên 31.700 đồng/kg.
 Tại Gia Nghĩa - Đắk Nông giá cà phê cũng ở mức 31.900 đồng/kg, cà phê Robusta ở Gia Lai 31.900 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay 9/1/2021 tại Tây Nguyên dao động từ 31.600 - 32.100 đồng/kg, giảm 300 đồng so với hôm 8/1.
Nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu giảm trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng, khiến nhiều quốc gia phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội mạnh mẽ hơn.
Thị trường cà phê trong năm 2021 có triển vọng khá tích cực, khi sản lượng thu hoạch dự kiến khá cao. Tuy nhiên, xuất khẩu có thể sẽ tiếp tục giảm trong vài tháng đầu tiên, do các nước Châu Âu tiếp tục đóng cửa vì lo ngại về làn sóng COVID-19 mới.
Gia tieu hom nay 9/1 duy tri muc thap
Giá cà phê giảm mạnh, trong khi giá tiêu không biến động. 
Giá tiêu đi ngang
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 54.000 đồng/kg, đây vẫn là địa phương có mức thu mua cao nhất toàn vùng.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 53.000.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay giữ nguyên ở mức 52.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 53.500 đồng/kg.
Trong khi đó thấp nhất khu vực vẫn tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 52.500.
Như vậy, giá tiêu hôm nay 9/1/2021 tại các vùng trồng trọng điểm giữ ổn định sau phiên giảm nhẹ hôm qua.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu nhận định, sản lượng tiêu toàn cầu sẽ tiếp tục giảm do các nước sản xuất hàng đầu không thực hiện trồng mới và việc bảo trì các trang trại tiêu còn khá yếu kém. Nếu tình hình này tiếp tục diễn ra trong vài năm tới thì tình trạng dư thừa nguồn cung trên toàn cầu như hiện nay có thể sẽ bị đảo ngược.
Hiện tại, nhu cầu tiêu thụ hiện tại của thế giới ước tính vào khoảng 400.000 tấn/năm, trong khi nguồn cung là 500.000 tấn, dẫn đến dư thừa khoảng 100.000 tấn.
Hồng Quyên

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN