Thấy gì từ loạt chính sách hỗ trợ DN, gỡ khó bất động sản và trái phiếu?

Vừa qua, Chính phủ và NHNN liên tục ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và tháo gỡ khó khăn trên thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp.
NHNN đã ban hành 2 thông tư quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng liên quan đến cơ cấu lại nợ, hoãn giãn nợ, không chuyển nhóm nợ và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp của các NHTM. 
Trong đó, đối tượng áp dụng của Thông tư 02/2023/TT-NHNN là các khoản nợ phát sinh trước ngày Thông tư có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024.
Về điều kiện cơ cấu thời hạn trả nợ, khách hàng hàng được cơ cấu thời hạn trả nợ khi TCTD đánh giá là có doanh thu, thu nhập sụt giảm so với doanh thu, thu nhập tại phương án trả nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận. TCTD không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.
Về trích lập dự phòng, đến 31/12/2023 trích lập tối thiểu 50% số dự phòng phải trích và đến 31/12/2024 trích lập đủ 100%. 
Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ do tổ chức tín dụng quyết định nhưng không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Theo BSC đánh giá, Thông tư 02/2023 mang hướng nới lỏng hơn so với Dự thảo cũ, giúp các TCTD dễ triển khai hơn, từ đó nhiều khách hàng sẽ được hưởng lợi từ Thông tư hơn. Bên cạnh đó, áp lực lên lợi nhuận của ngân hàng cũng sẽ được giảm bớt khi ngân hàng vẫn được hạch toán lãi dự thu và có thể được giãn chi phí dự phòng ra 2 năm. 
Còn theo quan điểm của Chứng khoán Yuanta, chính sách này nhằm giảm bớt áp lực tài chính cho người đi vay trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Chất lượng tài sản thực chất rõ ràng là một vấn đề cần quan tâm. Tỷ lệ nợ xấu được báo cáo có thể vẫn nằm trong tầm kiểm soát theo chính sách hỗ trợ này, nhưng các số liệu trên báo cáo tài chính sẽ không phản ánh đầy đủ sự tác động đến chất lượng tài sản.
NIM của các ngân hàng có thể chịu áp lực do lãi dự thu liên quan đến các khoản vay tái cơ cấu sẽ được hạch toán ngoại bảng.Và ngân hàng chỉ ghi nhận vào doanh thu khi thu được tiền từ khách hàng.
Theo Yuanta, các ngân hàng nên thận trọng trong việc trích lập dự phòng ngay cả trong trường hợp chính sách hỗ trợ này của NHNN được ban hành để tránh bị tác động suy giảm chất lượng tài sản. Tuy nhiên, việc cho các ngân hàng lựa chọn được trích lập dự phòng cho khoản vay tái cơ cấu trong 2 năm sẽ giúp giảm tác động đến lợi nhuận và nguồn vốn của các ngân hàng.
Thay gi tu loat chinh sach ho tro DN, go kho bat dong san va trai phieu?
 
Với Thông tư 03, NHNN quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10 tháng 11 năm 2021 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp.
NHNN cho biết, việc ban hành Thông tư số 03/2023/TT-NHNN nhằm góp phần gia tăng thanh khoản, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tình hình khó khăn hiện nay theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, từ ngày 24/4/2023 đến hết 31/12/2023, ngưng hiệu lực thi hành đối với quy định tại khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN.
Trong thời gian ngưng hiệu lực thi hành điều khoản này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM (TPDN chưa niêm yết) mà TCTD đã bán và/hoặc trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết được phát hành cùng lô/cùng đợt phát hành với trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán khi: Đáp ứng các quy định tại Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN; Bên mua trái phiếu doanh nghiệp này từ TCTD thanh toán toàn bộ số tiền mua trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm TCTD ký kết hợp đồng bán trái phiếu doanh nghiệp cho bên mua trái phiếu; Doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của TCTD tại thời điểm gần nhất trước khi TCTD mua trái phiếu doanh nghiệp.
Thay gi tu loat chinh sach ho tro DN, go kho bat dong san va trai phieu?-Hinh-2
 
Trước đó, Chính phủ ban hành Nghị định 12/2023/NĐ-CP ngày 14/4/2023 về gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2023 cũng như đồng ý đề xuất giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% đến hết năm 2023 của Bộ Tài Chính cho tất cả hàng hóa và dịch vụ chịu mức thuế VAT 10% nhằm kích cầu nền kinh tế.
Theo SSI Research, nhìn chung, các biện pháp trên đều hướng đến việc cung cấp các điều kiện pháp lý thuận lợi và rõ ràng hơn, giải quyết những khó khăn về thanh khoản tạm thời trên thị trường, và giúp ổn định tâm lý trên thị trường.
Thông điệp tiếp theo từ phía Chính phủ và NHNN là tiếp tục chỉ đạo các NHTM hạ lãi suất phù hợp hơn với điều kiện kinh tế hiện tại. Hiện tại, mặt bằng lãi suất cho vay vẫn ở mức cao hơn so với thời điểm trước Covid, dao động ở mức 10-10,5%/năm cho kỳ hạn 6 tháng và 11-12%/năm cho kỳ hạn 12 tháng cho doanh nghiệp sản xuất thông thường, trong khi lãi suất vay tiêu dùng hay cho vay mua nhà vẫn duy trì ở mức tương đối cao, khoảng 14%/năm.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN