Công ty gia công cho Nike, Converse hủy kế hoạch niêm yết vì lợi nhuận bấp bênh, không ổn định?

CTCP Tiên Sơn Thanh Hóa (AAT) vừa quyết định rút hồ sơ đăng ký niêm yết 34,8 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) với lý do hồ sơ chưa được chuẩn bị kỹ nên còn thiếu sót. Công ty cho biết sẽ bổ sung hồ sơ và nộp lại trong thời gian sớm nhất.
Đáng nói, trước đó vào tháng 5/2018, Tiên Sơn Thanh Hóa đã từng bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do không báo cáo theo quy định loạt tài liệu như báo cáo tài chính từ quý 1-4/2016, nghị quyết và biên bản đại hội cổ đông 2016, báo cáo tài chính năm 2015-2016 đã kiểm toán và báo cáo thường niên 2015-2016.
Cong ty gia cong cho Nike, Converse huy ke hoach niem yet vi loi nhuan bap benh, khong on dinh?
 Công ty ‘gia đình’ chuyên gia công cho Nike, Converse…sắp lên sàn chứng khoán
Lợi nhuận bấp bênh, không ổn định

Tiên Sơn Thanh Hóa được thành lập năm 1995, hoạt động chính là sản xuất và gia công các sản phẩm may mặc; kinh doanh nhà hàng, khách sạn; sản xuất và xuất khẩu hàng sơn mài.… Đến nay, Tiên Sơn Thanh Hóa có 9 nhà máy may gia công để xuất khẩu tại Thanh Hóa với giá trị đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.

Tiên Sơn Thanh Hóa là đối tác chiến lược tại Việt Nam của các thương hiệu thời trang lớn trên thế giới như: Nike, Converse, Hurley, Jordan…. Với thị trường xuất khẩu chủ yếu tại Mỹ chiếm khoảng 60%, Hàn Quốc khoảng 30%, các nước khác khoảng 10%.

Như vậy, Tiên Sơn Thanh Hóa hoạt động phụ thuộc nhiều vào các đơn hàng của đối tác.

Về tình hình sản xuất kinh doanh, năm 2017, Tiên Sơn Thanh Hóa chỉ lãi vỏn vẹn hơn 1,5 tỷ đồng, tuy nhiên sang năm 2018 đột biến lên gần 24 tỷ đồng (dù chỉ đạt 66% kế hoạch đề ra là 36,5 tỷ đồng).

Theo Tiên Sơn Thanh Hóa, năm 2018 không đạt kế hoạch đề ra do Công ty trong giai đoạn vừa đầu tư các nhà máy vừa sản xuất kinh doanh nên hoạt động sản xuất kinh doanh chưa ổn định, chưa phát huy được công xuất của các nhà máy.

Còn lợi nhuận có sự nhảy vọt so năm 2017 là do Công ty đầu tư thêm máy cắt và trải vải tự động nên năng suất lao động tăng mạnh. Thêm vào đó, công ty ký thêm nhiều đơn hàng lớn (chủ yếu là CMT) ở Mỹ, Hàn nên doanh thu tăng cao.

Dù vậy, Tiên Sơn Thanh Hóa vẫn quyết định chi trả cổ tức năm 2018 bằng cổ phiếu cho cổ đông với tỷ lệ 11,5%.

Năm 2019, Tiên Sơn Thanh Hóa đặt kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 390 tỷ đồng, doanh thu thuần 500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 60 tỷ đồng và cổ tức dự kiến 15%.

Tuy nhiên, trong quý 3/2019, Tiên Sơn Thanh Hóa chỉ thực hiện được 38 tỷ đồng doanh thu thuần, lao dốc so mức 156 tỷ đồng của cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế do đó cũng giảm sút từ 15 tỷ của cùng kỳ xuống vỏn vẹn 3 tỷ đồng.

Theo giải trình của Tiên Sơn Thanh Hóa, sở dĩ lợi nhuận quý 3/2019 sụt giảm mạnh do hoạt động gia công giảm, rồi cho thuê máy lại không phát sinh trong kỳ này.

"Công ty gia đình" với tham vọng thương hiệu thời trang riêng có khả thi?

Dự kiến trong thời gian tới, Tiên Sơn Thanh Hóa sẽ tiếp tục xây dựng nhà máy may xuất khẩu thứ 10 tại Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa và định hướng đến năm 2020 sẽ xây dựng thương hiệu thời trang riêng.

Tại thời điểm 30/9/2019, tổng tài sản của Tiên Sơn Thanh Hóa ở mức 648 tỷ đồng. Vốn điều lệ 348 tỷ đồng.

Cong ty gia cong cho Nike, Converse huy ke hoach niem yet vi loi nhuan bap benh, khong on dinh?-Hinh-2
 Cơ cấu cổ đông lớn của Tiên Sơn Thanh Hóa.

Trong cơ cấu cổ đông lớn của Tiên Sơn Thanh Hóa đều là cá nhân trong gia đình Chủ tịch Trịnh Xuân Lâm nắm giữ. Cụ thể, trong đó Chủ tịch Trịnh Xuân Lâm nắm 9,87%, vợ của ông Lâm là bà Nguyễn Thị Dụ cũng sở hữu 7,76%; các con trai Trịnh Xuân Lượng (Tổng giám đốc) 7,18%, Trịnh Văn Dương (Thành viên HĐQT) 7,18% và Trịnh Xuân Dưỡng 7,18%. Ngoài ra, còn có hai con gái là Trịnh Thị Dung và Trịnh Kim Giang cùng nắm 0,03% vốn.

Như vậy, tổng sở hữu của riêng gia đình Chủ tịch tại Tiên Sơn Thanh Hóa là hơn 32% vốn.

Trong bối cảnh cơ hội cho ngành dệt may khi Việt Nam trở thành thành viên trong Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), liệu Tiên Sơn Thanh Hóa có đáng là nơi để nhà đầu tư rót vốn vào?

Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN