Công ty Chứng khoán VPS gặp sự cố đăng nhập phiên sáng 19/5, ai đền bù cho nhà đầu tư?

Nhiều nhà đầu tư có tài khoản tại Công ty Chứng khoán VPS gặp lỗi không thể truy cập vào phiên giao dịch sáng 19/5.

Cụ thể, trước giờ giao dịch là 9 giờ ngày 19/5 rất nhiều khách hàng của VPS đã không thể truy cập vào tài khoản của mình để thực hiện giao dịch mua bán khi hệ thống liên tục thống báo “hệ thống đang khởi động”.

Cong ty Chung khoan VPS gap su co dang nhap phien sang 19/5, ai den bu cho nha dau tu?
 Nguồn: MXH.

Sau khi gặp phải sự cố không thể truy cập tài khoản, nhiều khách hàng đã liên hệ tới số hotline của Công ty Chứng khoán VPS là 19006457 cũng không thể liên lạc được với điện thoại viên và hỗ trợ kỹ thuật.

Nói về sự cố trên, trong thông báo gửi đến khách hàng, Chứng khoán VPS cho rằng: "Hiện tại do phát sinh sự cố đường truyền (do bên thứ 3 cung cấp) đã ảnh hưởng đến quá trình đăng nhập và giao dịch của khách hàng".

Cong ty Chung khoan VPS gap su co dang nhap phien sang 19/5, ai den bu cho nha dau tu?-Hinh-2
 Nguồn: MXH.

Việc Công ty Chứng khoán VPS gặp sự cố không thể truy cập trực tuyến trước và trong giờ giao dịch sẽ gây thiệt hại vô cùng to lớn cho nhà đầu tư nếu thị trường có biến động mạnh về chỉ số.

Trong phiên sáng 19/5, thị trường ghi nhận nhiều tích hiệu tích cực và tăng điểm mạnh. Theo đó, VN-Index bứt phá 15 điểm sau phiên ATO. Chỉ sau hơn 30 phút giao dịch, sàn HoSE đã đạt giá trị giao dịch hơn 900 tỷ đồng và sàn HNX đạt 135 tỷ đồng.

Trong nhóm VN30, HPG tiếp tục tăng sốc. Giá cổ phiếu hiện đang giao dịch gần ngưỡng trần là 26.750 đồng/cp. HPG đã vượt qua mức giá trước thời điểm Covid-19 diễn ra. CTG, PLX đạt mức tăng 3% góp phần kéo chỉ số chung tăng điểm.

Như vậy, những thiệt hại của nhà đầu tư không thể bán/mua thì ai sẽ đền bù?

Theo Tinnhanhchungkhoan, tại một cuộc họp về giao dịch trực tuyến và quản lý tách biệt tài khoản tiền gửi của NĐT trước đây, một diễn giả đã nói rằng, cần có một chế tài hợp lý để ràng buộc trách nhiệm của các bên: CTCK, NĐT, Sở/Trung tâm giao dịch và phía đơn vị cung cấp đường truyền.
Để lệnh đi từ NĐT đến Sở/Trung tâm giao dịch thì yếu tố đầu tiên là lệnh của NĐT phải hợp lệ. Yếu tố thứ hai thuộc về CTCK, từ khâu nhập lệnh, hệ thống công nghệ thông tin trong giao dịch đến kiểm soát nội bộ.
Yếu tố thứ ba là hệ thống công nghệ, “sân chơi” do Sở/Trung tâm giao dịch là nhà cung cấp dịch vụ. Yếu tố cuối cùng là đơn vị cung cấp đường truyền - các nhà dịch vụ mạng.
Nếu lỗi thuộc về NĐT hay CTCK thì đương nhiên ai làm người ấy chịu. Nhưng khi lỗi thuộc về Sở/Trung tâm giao dịch hay nhà cung cấp dịch vụ đường truyền thì giải quyết thiệt hại như thế nào?
Vấn đề này đang được nhiều NĐT đặt ra, nhất là trong quá khứ, một số lần TTGDCK Hà Nội (HASTC) đột ngột thông báo “tạm ngừng giao dịch” do sự cố hệ thống, nhưng vấn đề chỉ là… ngừng giao dịch! Thiệt hại khi đó cho CTCK là mất phí giao dịch, NĐT bị kéo dài thời gian thanh toán…
Hiện giao dịch trực tuyến đang phát triển, vai trò của nhà cung cấp dịch vụ truyền dẫn là rất lớn, nên yêu cầu phải có quy định ràng buộc trách nhiệm của tất cả các bên tham gia càng trở nên cần thiết.
Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN