Chứng khoán ngày 31/10: ACB, HDB và FPT được khuyến nghị thế nào?

Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị gì cho cổ phiếu ACB, HDB và FPT trong phiên ngày 31/10?
HDB (Khuyến nghị Mua): Thu nhập ngoài lãi thúc đẩy lợi nhuận Q3/2023
Chứng khoán Yuanta: HDB công bố LNST của CĐCT mẹ (PATMI) Q3/2023 đạt 2,5 nghìn tỷ đồng (+15% QoQ/+23% YoY), nhờ thu nhập ngoài lãi tăng và trích lập dự phòng giảm. PATMI 9T2023 đạt 6,7 nghìn tỷ đồng (+12% YoY), hoàn thành 72% dự báo 2023E của chúng tôi.
Dư nợ cho vay khách hàng tăng +12%, trong khi tiền gửi tăng +52% trong 9T2023.
Thu nhập lãi ròng trong Q3/2023 đạt 4,9 nghìn tỷ đồng (-1% QoQ/+10% YoY), điều này thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận YoY trong quý 3. Ngân hàng công bố NIM ổn định ở mức 5.02%. Thu nhập lãi ròng trong 9T2023 tăng +12% YoY lên 14,7 nghìn tỷ đồng.
Thu nhập phí ròng giảm -47% QoQ /-54% YoY xuống còn 318 tỷ đồng trong Q3/2023. Thu nhập từ phí trong 9T2023 giảm -25% YoY xuống còn 1,6 nghìn tỷ đồng.
Lãi từ giao dịch trái phiếu và kinh doanh ngoại hối là khoản đóng góp chính vào lợi nhuận trong Q3/2023. Trong đó, lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng +28% QoQ/+93% YoY lên 186 tỷ đồng và lãi từ giao dịch trái phiếu đạt 546 tỷ đồng (-8% QoQ/ nhưng cải thiện so với khoản lỗ -20 tỷ đồng trong Q3/2022).
Chi phí hoạt động đạt 2,3 nghìn tỷ đồng (+3% QoQ/+15% YoY) trong Q3/2023, và chi phí hoạt động trong 9T2023 tăng +9% YoY lên 6,5 nghìn tỷ đồng. Ngân hàng công bố tỷ lệ CIR ở mức 35.8% (-3ppt YoY), và chúng tôi ước tính tỷ lệ CIR điều chỉnh (không bao gồm thu nhập khác) là 36,5% (-1,3 điểm phần trăm YoY).
HDB đã giảm chi phí trích lập dự phòng -56% QoQ /-7% YoY xuống còn 636 tỷ đồng trong Q3/2023, giúp cải thiện lợi nhuận. Điều này diễn ra sau khi Ngân hàng đã tăng mạnh chi phí trích lập dự phòng trong Q2/2023. Kết quả là tỷ lệ LLR giảm xuống chỉ còn 54% (-7 điểm phần trăm QoQ/-27 điểm phần trăm YoY) trong Q3/2023.
Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất tăng lên 2,26% (+11 điểm cơ bản QoQ /+73 điểm cơ bản YoY) tại thời điểm cuối Q3/2023 và tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ là 1,96% (+14 điểm cơ bản QoQ /+86 điểm cơ bản YoY).
Tỷ lệ CASA giảm xuống 7,2% (-30 điểm cơ bản QoQ /-4,1 điểm phần trăm YoY) tại thời điểm cuối Q3/2023.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) vẫn duy trì ở mức cao đạt 12,3% và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn thấp ở mức 15,6% (so với mức trần 30,0% của NHNN) trong Q3/2023.
Chung khoan ngay 31/10: ACB, HDB va FPT duoc khuyen nghi the nao?
 
FPT (Khuyến nghị Nắm giữ): Duy trì điểm sáng tăng trưởng
Chứng khoán Agribank: Trong bối cảnh lợi nhuận toàn thị trường 9 tháng đầu năm 2023 các doanh nghiệp trên sàn giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, FPT ghi nhận KQKD 9 tháng tiếp tục tăng trưởng 20% svck 2022. Do đó, Agriseco Research khuyến nghị NẮM GIỮ cổ phiếu FPT với các luận điểm chính sau:
KQKD Q3 và 9 tháng duy trì đà tăng 2 chữ số: Quý 3, FPT ghi nhận LNTT cao nhất kể từ 2019 khi đạt 2.429 tỷ đồng (+20% yoy) nhờ lợi nhuận mảng công nghệ và giáo dục tăng cao lần lượt hơn 14% và 77% yoy. Lũy kế 9 tháng 2023, doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt lần lượt 37.927 tỷ đồng (+22% yoy) và 6.768 tỷ đồng (+20% yoy). Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất và có tốc độ tăng cao hơn 20% là khối Công nghệ - Xuất khẩu phần mềm nhờ thị trường trọng điểm Nhật Bản giữ được đà tăng trưởng cao. Mảng dịch vụ viễn thông duy trì đà tăng trưởng 10%. Mảng Giáo dục tăng mạnh hơn 65% về doanh thu khi nhu cầu học công nghệ tăng cao.
Kỳ vọng tăng trưởng hai chữ số cả năm 2023: Agriseco Research dự báo doanh thu và LNTT Quý 4 tiếp tục duy trì đà tăng 19-20% yoy. Theo đó, cả năm 2023 lợi nhuận trước thuế sẽ tăng 18 – 20% so với năm trước nhờ sự tăng trưởng chính từ khối Công nghệ (trên 20%), và khối Viễn thông, Giáo dục tăng trưởng bền vững.
Khối Công nghệ dự báo tăng trưởng trên 20%, đóng góp chính vào mức tăng chung của FPT nhờ doanh thu hợp đồng ký mới từ thị trường nước ngoài tăng hơn 20%. Thị trường Nhật Bản doanh thu dự kiến tăng trưởng 30% yoy nhờ các khách hàng đẩy mạnh chi tiêu chuyển đổi số sau đại dịch. Doanh thu Chuyển đổi số sẽ tăng 35 – 40% nhờ đẩy mạnh doanh thu từ Cloud, AI. Mảng CNTT trong nước kỳ vọng tăng khoảng 7-10% về doanh thu qua việc ký thỏa thuận hợp tác CĐS với hơn 30 tỉnh thành và nhóm DN tư nhân ít chịu ảnh hưởng.
Khối Viễn thông dự báo doanh thu tăng trưởng bền vững 9% yoy, trong đó mảng dịch vụ viễn thông ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng 10% yoy nhờ đóng góp từ mảng PayTV và Datacenter. Mảng quảng cáo vẫn kém khả quan khi thị trường vẫn gặp khăn.
Khối Giáo dục doanh thu dự báo tăng mạnh hơn 30% yoy nhờ nhu cầu học công nghệ tăng cao. Trường đại học FPT mới đây đã thanh lập khoa Vi mạch bán dẫn giúp nâng cao nguồn nhân lực trong bối cảnh nhu cầu về chip, bán dẫn toàn cầu đang phát triển. 
FPT có KQKD Quý 3 cao nhất trong lịch sử và 9 tháng đầu năm tiếp tục duy trì mức tăng trưởng trên 20% nhờ đóng góp lớn từ mảng XKPM và giáo dục. Agriseco Research dự báo FPT sẽ tiếp tục tăng trưởng 18-20% cả năm 2023 nhờ hai động lực tăng trưởng chính trên. FPT hiện đang được giao dịch P/Ef 2023 ở mức 16,1x, thấp hơn so với bình quân 3 năm trước. FPT là cổ phiếu đầu ngành công nghệ với tốc độ tăng trưởng bền vững cùng chính sách duy trì cổ tức đều đặn. Do đó, chúng tôi khuyến nghị tiếp tục NẮM GIỮ cổ phiếu FPT trong trung hạn với giá mục tiêu là 100.000đ/cp (upside 18%).
ACB: Diễn biến chất lượng tài sản đồng pha với thị trường
Chứng khoán KB Việt Nam: Tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 9/2023 đạt 8.7% YTD, có sự hồi phục so với đầu năm nhưng chưa mạnh mẽ trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn. Cụ thể, mảng cho vay KHCN tăng trưởng khiêm tốn 7% YoY (mức tăng các năm trước 2 chữ số) bởi cho vay mua nhà chỉ tăng 5% YoY, cho vay tiêu dùng cũng ghi nhận suy giảm. Trái lại, cho vay doanh nghiệp tăng trưởng hơn 10%, đóng góp chính vào tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.
Thu nhập lãi thuần đạt 6,209 tỷ đồng (+2.9% YoY). Đáng chú ý thu nhập ngoài lãi ghi nhận kết quả gấp đôi so với cùng kỳ chủ yếu đến từ hoạt động FX, CKĐT thu lãi lớn do ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận bằng cách tận dụng những biến động vĩ mô trên thị trường. Nhờ vậy, tổng thu nhập hoạt động quý 3/2023 đạt 8,424 tỷ đồng (+19% YoY).
Chi phí hoạt động tăng 13.6% QoQ, trong khi chi phí dự phòng thấp hơn quý 2, nhưng tăng mạnh so với cùng kỳ. LNST của ngân hàng luỹ kế 9T đạt 15,024 tỷ đồng – hoàn thành 77% so với mức dự phóng cả năm của chúng tôi.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng 14bps so với quý trước lên mức 1.2%, ACB vẫn là ngân hàng có tỷ lệ NPL thấp nhất toàn hệ thống cùng với VCB. Nợ xấu tăng trong quý này chủ yếu tập trung nhóm KHDN khi ACB có 1-2 khách hàng chất lượng nợ suy giảm tại các ngân hàng khác dẫn đến bị điều chỉnh nhóm nợ trên CIC. Nợ nhóm 2 và nợ xấu mới hình thành đã có xu hướng giảm so với quý trước cho thấy đỉnh nợ xấu đâu đó ở quanh vùng này. ACB cũng đặt mục tiêu có thể kiểm soát nợ xấu dưới 1% trong năm 2024.
Chi phí dự phòng trong Q3/2023 được ngân hàng ghi nhận ở mức 521 tỷ đồng (-26% QoQ). Chi phí tín dụng cao hơn năm 2022 nhưng không đáng kể, vẫn giữ mức thấp (<0.5%) so với các ngân hàng khác. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu LLR giảm về mức 93% do phần dự phòng cho Covid đã giảm liên tục, đồng thời ACB tăng cường xử lý rủi ro để quản lý chất lượng tài sản tốt hơn.
Ngân hàng tiếp tục duy trì danh mục an toàn với hơn 60% TPCP, không có TPDN. NIM tiếp tục có xu hướng giảm do ACB đẩy mạnh hỗ trợ lãi suất vay cho KH
Theo ACB, Chi phí vốn có tín hiệu tích cực khi đã giảm 0.25% so với đầu năm, lãi suất huy động bình quân của ngân hàng cũng đang ở mức tương đối thấp (~4.9%). Tuy nhiên, do lãi suất cho vay giảm mạnh hơn theo kế hoạch hỗ trợ khách hàng nên NIM theo quý giảm 14bps so với quý trước.
BLĐ cho biết hiện tại lãi suất huy động đang ở mức thấp nên dư địa giảm thêm trong thời gian tới không nhiều, song lãi suất cho vay có thể vẫn sẽ giảm tiếp dẫn đến NIM trong ngắn hạn của ACB vẫn chưa cải thiện ngay. Ngân hàng đang nỗ lực duy trì NIM quanh mức 4% cho cả năm nay.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN