Vì sao vắc xin ngừa ung thư của Nga được cộng đồng mạng quan tâm

Tại diễn đàn công nghệ tương lai, Tổng thống Nga V. Putin đã đưa ra tin tức được rất nhiều người quan tâm.

Trong tuyên bố của mình, ông Putin nói rằng các nhà khoa học Nga sắp phát triển được vắc xin ung thư và thế hệ thuốc điều hòa miễn dịch mới sẽ sớm có mặt để cung cấp cho bệnh nhân. Ông cho biết: “Chúng ta đang tiến rất gần đến việc phát triển vắc xin ung thư và thế hệ thuốc điều hòa miễn dịch mới. Tôi hy vọng rằng chúng sẽ sớm được sử dụng hiệu quả trong các phương pháp điều trị riêng lẻ”.

Ông Putin tự hào tuyên bố Nga sắp sản xuất vắc xin ngừa ung thư.

Mặc dù vậy, ông Putin không nêu rõ loại vắc xin nào có thể sớm được nhắm tới cũng như cách thức hoạt động chính xác của nó.

Hiện nay, một số quốc gia, công ty trên thế giới đang phát triển vắc xin ngừa ung thư. Vào năm ngoái, chính phủ Anh đã ký thỏa thuận với công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức để triển khai các thử nghiệm lâm sàng nhằm cung cấp “phương pháp điều trị ung thư được cá nhân hóa” với mục tiêu mang lại lợi ích cho 10.000 bệnh nhân vào năm 2030.

Ngoài việc liên tục nghiên cứu về thuốc điều trị khối u, nghiên cứu về vắc xin ung thư chưa bao giờ bị gián đoạn trong 30 năm qua, mặc dù kết quả thu được không như kỳ vọng. Chính vì vậy, tin tức được ông Putin đưa ra nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Họ cho rằng để thấy vai trò của thành tích này, chúng ta cần hiểu được lý do tại sao việc phát triển vắc xin ung thư lại khó đến vậy.

Trước hết, không giống như các bệnh khác hiện có vắc xin, bản thân bệnh ung thư không phải hoàn toàn do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra và cũng không có hướng nghiên cứu rõ ràng. Tế bào ung thư là kết quả của sự tích tụ lâu dài của nhiều yếu tố gây bệnh bên trong và bên ngoài, trong đó có quá nhiều yếu tố không thể kiểm soát được. Sau khi hình thành tế bào ung thư, nó liên tục đột biến gen để hạn chế sự phát triển của vắc xin ngừa ung thư.

Việc phát triển vắc xin ngừa ung thư đã được rất nhiều quốc gia và công ty quan tâm.

Thứ hai, vẫn có một vấn đề liên quan đến liệu một mũi tiêm có thể ngăn ngừa được hầu hết các bệnh ung thư hay không. Một số bệnh ung thư có liên quan chặt chẽ với vi khuẩn và vi rút, chẳng hạn như ung thư cổ tử cung và ung thư gan, có thể làm giảm nguy cơ phát triển các tổn thương tiền ung thư của con người thông qua tiêm chủng, từ đó đạt được mục đích phòng ngừa ung thư.

Quan trọng hơn, mỗi loại ung thư đều có những đặc điểm riêng nên rất khó để phát triển một loại vắc xin có thể ngăn ngừa tất cả các loại ung thư.

Linh Hồ

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN