Vì sao Lọc hóa Dầu Bình Sơn 'bỏ ngỏ' kế hoạch doanh thu, lợi nhuận năm 2020?

Công ty cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) vừa công bố tài liệu Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2020 nhưng không đưa ra số liệu cụ thể cho kế hoạch doa

Theo tài liệu đại hội cổ đông thường niên năm 2020, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) dự báo tình hình thị trường dầu mỏ năm 2020 diễn biến phức tạp, khó lường và nhiều thách thức như: quan hệ thương mại Mỹ - Trung, cuộc chiến thị phần giữa các nước OPEC+, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo giảm mạnh đặc biệt sau giai đoạn bùng phát của dịch Covid-19, quy định của IMO về giới hạn hàm lượng lưu huỳnh tối đa. Tuy nhiên, điều bất ngờ nhất chính là việc BSR không đưa ra kế hoạch cụ thể doanh thu và lợi nhuận cho năm 2020.

Theo BSR, khoảng cách giữa giá dầu thô và sản phẩm thấp, thậm chí có những giai đoạn giá dầu thô cao hơn giá sản phẩm dẫn đến BSR lỗ 2.332 tỷ đồng và dự kiến sẽ còn kéo dài đến hết năm 2020. Do đó, BSR dự kiến sẽ không trích quỹ đầu tư phát triển trong năm 2019 mà gần 2.846 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2019 sẽ được để lại để có nguồn bù trừ cho khoản lỗ của năm 2020.

Vi sao Loc hoa Dau Binh Son 'bo ngo' ke hoach doanh thu, loi nhuan nam 2020?

Công ty Cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) không đặt mục tiêu doanh thu, lợi nhuận năm 2020

Về tình hình kinh doanh, quý I/2020, BSR ghi nhận doanh thu thuần đạt 17.991 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước. Sau thuế, công ty này lỗ hơn 2.347 tỷ đồng, trong khi quý I/2019 lãi 597 tỷ đồng. Theo BSR, con số thiệt hại này là do tác động kép từ ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 lan rộng và giá dầu thô lao dốc.

Cụ thể, dịch bệnh khiến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở mức thấp và giảm 30-40% so với cùng kỳ các năm, đồng thời, giá dầu Brent trong quý I giảm hơn 47%, từ 67,02 USD/thùng (bình quân tháng 12/2019) giảm xuống còn 31,83 USD/thùng (bình quân tháng 3/2020).

Với đặc thù về sản xuất của nhà máy là phải luôn duy trì lượng dầu thô và cần thời gian chế biến để từ dầu thô cho ra sản phẩm xuất bán, điều này dẫn đến khi giá dầu thô và sản phẩm giảm thì giá vốn bị ảnh hưởng. Ngoài ra, ở một số thời điểm lượng hàng tồn kho của BSR lên tới hơn 90%, buộc nhà máy phải gửi hàng đến các kho khiến chi phí tăng lên, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tại ngày 31/3/2020, tổng tài sản của BSR đạt 47.628 tỷ đồng, giảm 11% so với hồi đầu năm. Trong đó, tài sản cố định 24.190 tỷ đồng, hàng tồn kho 9.127 tỷ đồng và các khoản phải thu ngắn hạn 5.026 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty hiện có 15.922 tỷ đồng nợ phải trả, chủ yếu là vay và nợ thuê tài chính hơn 8.400 tỷ đồng.

Theo Thảo Nguyên/VietQ

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN