Chi hàng chục tỷ mỗi ngày để quảng cáo, doanh nhiệp hàng tiêu dùng thu lại được gì?

Xét về đặc thù lĩnh vực, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) là lĩnh vực mà quảng cáo, tiếp thị có vai trò tối quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận của công ty.
 

Số tiền các doanh nghiệp chi cho quảng cáo phần nào thể hiện vị thế của doanh nghiệp đó trong ngành.

Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) hiện vẫn đang là doanh nghiệp có mức chi lớn nhất cho quảng cáo.

Năm 2019, Vinamilk đã dành 12.993 tỷ đồng cho chi phí bán hàng. Trong đó chi phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu sản phẩm… chiếm 11.896 tỷ đồng, tương ứng 92%.

Như vậy, trung bình mỗi ngày, Vinamilk đã chi gần 33 tỷ đồng chỉ riêng cho quảng cáo bán hàng, cao hơn so với con số 28 tỷ đồng của năm 2018.

Trong những năm trước đó, Vinamilk cũng thường rất “vung tay” cho chi phí bán hàng, điều này cho thấy doanh nghiệp dẫn đầu thị phần ngành sữa rất chú trọng tới việc quảng bá thương hiệu.

Tổng chi phí quảng cáo của năm 2019 tăng 16% so với năm 2018. Thế nhưng lãi ròng mà Vinamilk thu về được chỉ tăng 3%, đạt hơn 10.581 tỷ đồng.

Chi hang chuc ty moi ngay de quang cao, doanh nhiep hang tieu dung thu lai duoc gi?
 Vinamilk chi ra 33 tỷ đồng mỗi ngày chỉ để quảng cáo, khuyến mại,...

Theo đánh giá của Công ty chứng khoán VNDirect, thị trường nội địa là động lực tăng trưởng chính của Vinamilk. Giá trị tiêu thụ sữa nội địa tăng 7% so với cùng kỳ ở khu vực thành thị và 15,5% ở khu vực nông thôn. Sức mua của thị trường trong nước tăng do các nhà sản xuất đẩy mạnh quảng cáo đi kèm với việc liên tục giới thiệu sản phẩm mới từ đầu năm 2020.

Trên cơ sở đó, VNDirect cho rằng doanh thu nội địa của Vinamilk được dự phóng sẽ tăng 8,1% trong năm 2020 lên mức 51.800 tỷ đồng, và đạt tốc độ tăng trưởng kép 8,2% trong giai đoạn 2021-2024.

Tại Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB), doanh nghiệp bia đang chiếm thị phần lớn nhất thị trường bia Việt Nam, cả năm 2019, Sabeco cũng chi ra 3.003 tỷ đồng chi phí bán hàng.

Trong đó, 1.480 tỷ đồng là chi phí quảng cáo, tiếp thị, hỗ trợ. Như vậy tính ra mỗi ngày Sabeco bỏ ra hơn 4 tỷ đồng cho hoạt động này.

Sabeco sau khi về tay tỷ phú Thái, một trong những tiêu chí đầu tiên mà ban lãnh đạo đưa ra là cắt giảm rất mạnh các loại chi phí. Tuy nhiên, riêng với chi phí quảng cáo khuyến mại thì Sabeco không chùn tay khi tăng gần 31% so năm trước, lên mức 1.480 tỷ từ mức 1.125 tỷ của năm trước.

Nhờ vậy mà Sabeco đã ghi nhận mức lãi ròng trong năm 2019 đến 5.053 tỷ đồng, tăng đến 21% so năm trước. Một con số rất khả quan trong bối cảnh những kỳ trước đó giảm hoặc chỉ tăng rất nhẹ.

Một công ty ngành bia khác là Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco, HoSE: BHN), tuy chi tiêu cho quảng bá thương hiệu sản phẩm ít hơn Sabeco, nhưng số tiền bỏ ra mỗi ngày cho hoạt động này cũng lên tới khoảng gần 2,2 tỷ đồng.

Tính cả năm thì chi phí quảng cáo mà Habeco bỏ ra gần 804 tỷ đồng, chiếm đến 56% chi phí bán hàng. Con số quảng cáo trong năm 2019 tăng 25% so với năm 2018.

Vì đầu tư cho quảng cáo nên Habeco ghi nhận doanh thu thuần 9.439 tỷ đồng, tăng 4%; còn lợi nhuận sau thuế đạt 540 tỷ đồng, tăng 11%. Sau nhiều năm gặp khó khăn, lợi nhuận Habeco đã tăng trưởng trở lại. 

Từ cuối năm 2018 đến nay, cùng với nỗ lực bán vốn Nhà nước cho đối tác ngoại, Habeco đã tiến hành việc tái cấu trúc lại hoạt động kinh doanh. Công ty cho ra mắt nhận diện thương hiệu mới và thêm vào các sản phẩm cho giới trẻ.

Lãnh đạo của Habeco cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Habeco lúc này là tăng cường hỗ trợ cho hệ thống phân phối của mình. Hiện tại, công ty có khoảng 100 nhà phân phối lớn, tập trung chủ yếu ở phía Bắc.

Mặc dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng việc Habeco tập trung chiến lược toàn lực quảng cáo cho dòng sản phẩm mới là không hợp lý. Trên thực tế, đây chỉ là 2 dòng sản phẩm phụ, còn dòng sản phẩm chủ lực, đóng góp lớn nhất vẫn là bia Hà Nội truyền thống. Tuy nhiên dòng sản phẩm này lại đang bị Habeco "bỏ quên".

Chi hang chuc ty moi ngay de quang cao, doanh nhiep hang tieu dung thu lai duoc gi?-Hinh-2
 Sabeco và Habeco khá mạnh tay chi tiền quảng cáo.

Dù kết quả tích cực, tuy nhiên, từ năm 2020 này, Sabeco cùng Habeco cũng như nhiều doanh nghiệp sản xuất, phân phối rượu bia khác tại Việt Nam sẽ phải đối mặt với ảnh hưởng từ Nghị định 100 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Hãng tin Bloomberg cũng cho biết doanh số bán bia tại Việt Nam đã giảm ít nhất 25% từ khi Nghị định 100 có hiệu lực. Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết các công ty thành viên đã lên tiếng lo ngại về tình trạng doanh số bia sụt giảm.

Như vậy cứ tiếp tục tăng cường quảng cáo thì có hợp lý hay không đối với 2 doanh nghiệp ngành bia này?

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN