Lý do hàng chục nghìn căn nhà ở TP HCM chưa được cấp sổ

Theo Văn phòng đăng ký đất đai TP HCM, hiện còn 8 vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà.
Văn phòng đăng ký đất đai TP HCM vừa có báo cáo về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn.
Theo thống kê hiện trên địa bàn có rất nhiều trường hợp mà dự án phát triển nhà ở trước đây đã được Sở Tài nguyên Môi trường thẩm định đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận cho người mua và đã được Văn phòng đăng ký đất đai TP HCM lập hồ sơ, trình Sở Tài nguyên Môi trường ký cấp giấy chứng nhận.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, do một số nguyên nhân như quy định pháp luật thay đổi (thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung theo quy định tại Nghị định 148/2020/NĐCP; liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền… Văn phòng đăng ký đất đai phải tạm ngưng giải quyết hồ sơ.
Trong tổng số 398 dự án đã nộp với tổng 191.348 căn nhà ở gồm căn hộ, nhà ở riêng lẻ. TP HCM đã cấp giấy chứng nhận cho 110.016 căn và 81.332 căn chưa cấp giấy chứng nhận.
Trong đó, có 7 dự án chủ đầu tư chưa hoàn tất nghĩa vụ tài chính bổ sung, với tổng 5.386 căn nhà; 10.019 căn nhà bị vướng do thuộc loại hình bất động sản mới (officetel, shophouse…); 17.515 căn nhà không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.
Trong giai đoạn này, số lượng hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận tiếp nhận và giải quyết tăng đều qua các năm, đặc biệt so với năm 2021 thì năm 2022 có số lượng hồ sơ nhận vào tăng đột biến từ 28.835 hồ sơ lên 38.144 hồ sơ.
Ly do hang chuc nghin can nha o TP HCM chua duoc cap so
 Ảnh minh họa.
Báo cáo Văn phòng đăng ký đất đai cho biết hiện còn 8 vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà.
Thứ nhất, quy định thời gian giải quyết một hồ sơ là không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, trên thực tế các tổ chức, doanh nghiệp thường nộp hồ sơ với số lượng lớn (bình quân từ 50 hồ sơ đến 300 hồ sơ/lần nộp) nhưng thời gian hẹn trả kết quả vẫn 15 ngày.
Thứ hai, máy móc, trang thiết bị cũ, cấu hình yếu không đáp ứng được yêu cầu quản lý, cập nhật, khai thác cơ sơ dữ liệu địa chính. Khối lượng hồ sơ và văn bản rất lớn trong khi đó lực lượng nhân sự tại phòng chuyên môn còn mỏng, khó đảm bảo được tiến độ theo mục tiêu và kế hoạch.
Thứ ba, việc xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung của cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn chậm nên ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà.
Bên cạnh đó, do các văn bản pháp luật về đất đai không có điều khoản quy định về việc chuyền tiếp trong việc cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà qua các thời kỳ gây lúng túng cho Văn phòng Đăng ký đất đai trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Thứ tư, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về thuế và lệ phí của chủ đầu tư và người mua nhà chậm. Có rất nhiều trường hợp mà chủ đầu tư và người mua không thực hiện hoặc chậm thực hiện và chậm bổ sung kết quả về thuế nên kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ.
Hoặc Văn phòng Đăng ký đất đai không nhận được thông báo của cơ quan thuế về kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế của người mua nhà ở nên không thể tiếp tục thực hiện việc cấp giấy chứng nhận.
Thứ năm, trong quá trình giải quyết hồ sơ, Văn phòng Đăng ký đất đai nhận được nhiều kết luận, văn bản của các cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm toán, cơ quan công an… với nội dung đề nghị cung cấp hồ sơ tài liệu để phục vụ công tác điều tra, thanh tra, kiểm tra; đề nghị tạm dừng giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai do rà soát quá trình giao đất, chuyển nhượng, góp vốn thực hiện dự án, chuyển mục đích sử dụng đất, rà soát lại phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp, xác định lại nghĩa vụ tài chính..
Thứ sáu, hiện nay có nhiều dự án được thiết kế, cấp phép xây dựng sử dụng mục đích sử dụng hỗn hợp như: căn hộ lưu trú (căn hộ cho thuê).
Tuy nhiên, pháp luật về đất đai không quy định về các loại hình bất động sản này và ý kiến của các cơ quan quản lý còn nhiều ý kiến trái chiều, chưa thống nhất trong việc xác định mục đích sử dụng đất, thời hạn sở hữu công trình, đối tượng được cấp giấy chứng nhận cho chủ đầu tư hay người mua.... nên chưa có cơ sở pháp lý để giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận.
Thứ bảy, đối tượng sở hữu là cá nhân, tổ chức nước ngoài.
Thứ tám, ghĩa vụ nhà ở xã hội. Nhiều dự án chưa được các cơ quan có thầm quyền thông báo, có ý kiến (hoặc xác nhận hoàn tất) về việc chủ đầu tư thực hiện điều tiết quỹ nhà ở xã hội, đặc biệt là đối với các trường hợp chủ đầu tư lựa chọn hình thức nộp tiền vào ngân sách Nhà nước nên Văn phòng đăng ký đất đai cũng chưa thể giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận.
Gia Lai

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN